Quản lý bán hàng là gì ? 7 yêu cầu đồi với nhà quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là gì? 7 yêu cầu đồi với nhà quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng ở đây được hiểu là người có trách nhiệm giám sát, thúc đẩy đội ngũ bán hàng làm việc với một mục đích tăng doanh thu cho công ty của mình. Nhiều doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của vị trí này nên họ đã dành nhiều thời gian để tìm được một người quản lý bán hàng xuất sắc. Theo các bạn quản lý bán hàng là gì? Yêu cầu cũng như mức lương của vị trí này ra sao? Bài viết dưới đây của Kiến Thức Đào Tạo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách rõ ràng và cụ thể nhé!Quản lý bán hàng là gì?
Quản lý bán hàng là người đứng đầu trong bộ phận bán hàng của cửa hàng, chi nhánh hay một công ty nào đó. Họ đảm nhận trách nhiệm giám sát, hướng dẫn đối với toàn bộ hoạt động của cửa hàng, hình thành nên một mục tiêu doanh số và xây dựng kế hoạch - thúc đẩy nhân viên bán hàng triển khai để đạt được mục tiêu doanh số đó một cách nhanh nhất và tối ưu nhất. Đồng thời một nhà quản lý bán hàng họ sẽ quản lý cả thời gian làm việc của nhân viên, phân chia ca làm việc cũng như từng công việc cụ thể cho nhân viên của họ,...Xem thêm: Top 10 ý tưởng bán hàng online lợi nhuận cao với vốn đầu tư ít
Vai trò của nhà quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng đóng vai trò quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì họ là người đứng đầu trong việc dẫn dắt đội ngũ bán hàng làm việc để đạt được mục tiêu doanh số đã đề ra ban đầu. Nếu mất đi người quản lý bán hàng thì đội ngũ bán hàng như rắn mất đầu vì nếu không có nhà quản lý bán háng họ sẽ mất đi phương hướng, không biết mình nên làm gì tiếp theo, hàng hóa thì bị tồn kho đó cũng chính là lý do vai trò của người quản lý bán hàng cực kì quan trọng đối với doanh nghiệp. Tính đặc thù của công việc này đó chính là bạn phải tiếp xúc với nhiều đối tác bằng sự khéo léo trong cách giao tiếp của bạn thì hoàn toàn có thể xây dựng một mối quan hệ tích cực và lâu dài. Các mối quan hệ lâu dài nó không chỉ tốt cho các việc giao dịch, ngoài ra nó còn hỗ trợ cho công ty giải quyết các vấn đề khó khăn khi gặp phải các tình huống phát sinh không lường trước được. Vai trò của người quản lý bán hàng không dừng lại ở đó mà còn là chăm sóc khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng, trải nghiệm và mua sản phẩm của mình. Muốn trở thành một nhà quản lý bán hàng giỏi trước tiên bạn phải là một người bán hàng giỏi. Do đó trách nhiệm của người quản lý bán hàng là hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên của mình vềcách bán hàng, nâng cao được trình độ chăm sóc khách hàng, giữ chân được khách hàng và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng.
Công việc cụ thể của nhà quản lý bán hàng
[caption id="attachment_8244" align="alignnone" width="696"] Công việc cụ thể của nhà quản lý bán hàng[/caption] Cơ bản thì công việc của nhà quản lý bán hàng là lên kế một kế hoạch chiến lược kinh doanh và quản lý các hoạt động hằng ngày để đảm bảo hiệu suất kinh doanh của công ty. Cụ thể các công việc đó như sau:- Phân tích, đánh giá và xác định được cơ hội kinh doanh mới cho công ty.
- Đưa ra mục tiêu doanh số cụ thể cho đội nhóm, công ty hoặc cửa hàng cụ thể.
- Tuyển dụng nhân sự, đào tạo và huẩn luyện đọi ngũ bán hàng mới.
- Theo dõi, đánh giá thường xuyên để xác định những lỗ hỏng để kịp thời thay đổi.
- Xây dựng các chiến lược và lên kế hoạch kinh doanh để đáp ứng mục tiêu của công ty.
- Đảm bảo không thiếu nguồn nhân sự, nguyên liệu cũng như các thiết bị hộ trợ sản xuất tại cửa hàng.
- Duy trì, bảo đảm hoạt động kinh doanh của công ty đúng quy định, chính sách nhà nước.
- Làm báo cáo, đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh theo từng tháng, quý, năm
Mức lưởng của nhà quản lý bán hàng là bao nhiêu
Thu nhập của nhà quản lý bán hàng còn phụ thuộc vào từng quy định của cửa hàng, doanh nghiệp và sản phẩm đang kinh doanh. Ví dụ như bạn làm quản lý bàn háng tại văn phòng phẩm thì mức lương tất nhiên sẽ thấp hơn so với việc bạn quản lý bán hàng tại các trung tâm thương mại hay các thiết bị điện tử. Theo khảo sát hiện nay thì mức lương trung bình của người quản lý bán hàng dao động tử 13 - 16 triệu đồng/tháng. Bên cạnh thu nhập của nhà quản lý nó không dừng lại ở đó mà ngoài ra còn có các khoản hoa hồng theo doanh số bán được hàng hóa, như là thưởng nóng, thưởng quý chẳng hạn. Bộ phận bán hàng mà do bạn quản lý có doanh số cao thì kéo theo đó số tiền thưởng hoa hồng hay thưởng quý nó cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được các chế độ đãi ngộ, trợ cấp theo chính sách của mỗi doanh nghiệp. Xem thêm: Người giám sát bán hàng những điều cần phải biếtDanh sách yêu cầu đối với một vị trí quản lý bán hàng là gì ?
[caption id="attachment_8246" align="alignnone" width="696"] yêu cầu đối với một vị trí quản lý bán hàng[/caption] Vị trí quản lý đóng vai trò cực kì quan trong được coi như một mắt xích giữa sự thành bại đối với doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp luôn muốn tìm được một nhà quản lý có kinh nghiệm bán hàng, có được khả năng đào tạo nhân viên và phân tích hiệu suất. Cụ thể những yêu cầu đối với một nhà quản trị như sau:#1 Kiến thức chuyên môn
Hầu hết các vị trí quản lý bán hàng thì không yêu cầu về kiến thức chuyên môn. Nhưng nếu bản thân bạn có được một tắm bằng caođẳng trở lên sẽ là một lợi thế cực kì lớn. Kèm theo đó bạn phải trang bị cho bản thân về kiến thức công nghệ cụ thể là các phần mềm quản lý bán hàng và các công cụ hỗ trợ khác
#2 Kinh nghiệm làm việc
Muốn trở thành một nhà quản lý thì trước tiên bạn phải có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm. Khoảng thời gian ấy bạn để bạn quen và hiểu được quy trình bán hàng. Đồng thời giúp bạn chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ tích cực trong nghề sales này.#3 Khả năng lãnh đao
Để thực hiện tốt được vai trò của một nhà quản lý bán hàng bạn nên tích lũy kinh nghiệm về khả năng lãnh đạo, nó giúp bạn vận hành các hoạt động nội bộ một cách chính xác nhất.#4 Kỹ năng phân tích
Nhà quản lý cần xem xét, đánh giá, phân tích và dựa vào đó để đưa ra các kết luận một cách chính xác nhất. Từ đó có thể đưa ra các phương án nhằm thúc đẩy các hoạt động bán hàng.#5 Lập kế hoạch chiến lược
Quản lý bán hàng là chịu trách nhiệm hoàn toàn về doanh thu, lợi nhuận toàn bộ của bộ phận bán hàng. Do vậy, khả năng xây dựng kế hoạch chiến lược là điều không thể thiếu.#6 Kỹ năng giao tiếp
Đây được coi là kỹ năng nền tảng cho tất cả công việc, nhất là vị trí của nhà quản lý bán hàng. Công việc yêu cầu cao về sự tương tác, trao đổi cũng cấp thông tin cũng như tư vấn và thuyết phục khách hàng.#7 Khả năng hợp tác và tạo động lực
Quản lý bán hàng sẽ làm việc với nhiều cá nhân, bộ phận từ giám đốc tới nhân viên cấp dưới. Để công việc thuận lợi thì quản lý bán hàng cần biết cách tạo động lực cho bản thân và nhân viên của mình.Tìm việc làm Quản lý bán hàng ở đâu tốt
Hiện nay có rất nhiều cách để bạn tiếp cận cũng như tìm hiểu về các thông báo tuyển dụng vị trí quản lý bán hàng của các doanh nghiệp lớn nhỏ như:- Thông tin từ người quen, bạn bè: Nếu như mong muốn của bạn tìm công việc quản lý bán hàng thì đừng ngần ngại chia sẻ với người thân, bạn bè. Đa số các công việc quản lý bán hàng lương cao thường ít được đăng nhiều trên các trang mạng xã hội thay vào đó là nhờ vào các mối quan hệ giữa các nhà tuyển dụng, nhân viên mà mình tin tưởng nhất giới thiệu
- Mạng xã hội: Bạn có thể tham gia các hội tìm việc làm trên facebook tại đây sẽ có thông tin để bạn tìm hiểu và ứng tuyển.
10 cách bán hàng trên Shopee hiệu quả giúp bạn tăng doanh thu
Người giám sát bán hàng những điều cần phải biết 5 Kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lýSự Kiện Nổi Bật
Hướng dẫn kích hoạt tính năng ẩn của Windows 11 bằng ViVeTool
Copilot Microsoft Edge cho phép chọn nguồn thông tin để đưa ra câu trả lời
Cách sử dụng Voice Control trên iPhone để chụp hình, lướt mạng xã hội
Một số tính năng nâng cao bảo mật trên trình duyệt Microsoft Edge
Cách kiểm tra số lần sạc trên điện thoại Samsung (đã thử với One UI 6.1)
Chia sẻ nhanh cách chỉnh góc chiếu cao thấp đèn xe