Tư duy thiết kế là gì ? 4 bước trong tư duy thiết kế (Design Thinking)

Tư duy thiết kế là gì ? Một số đặc điểm nổi bật của tư duy thiết kế 2022

Tư duy thiết kế (Design Thinking) là gì ?

Ngày nay, không khó để thấy sự xuất hiện của từ Tư duy Thiết kế  trong các trao đổi về phương thức làm việc ở nhiều ngành nghề. Tư duy thiết kế được đưa vào giảng dạy trong nhiều trường đại học hàng đầu thế giới: Stanford có d.school, MIT có Design Lab và rất nhiều chương trình MBA có lớp Tư duy Thiết kế hoặc có liên quan. Các công ty thiết kế như IDEO, với cách tiếp cận độc đáo và chuyên môn trong việc ứng dụng tư duy thiết kế, thường xuyên cạnh tranh với các công ty tư vấn chiến lược truyền thống như McKinsey trong việc đấu thầu các dự án tư vấn lớn.

Vậy tư duy thiết kế là gì ? Và lý do mà nó trở nên phổ biến như vậy?

Thiết kế vốn không phải là một công việc mới. Thiết kế sản phẩm (product design), thiết kế quảng cáo sáng tạo (creative design), thiết kế giao diện (interface design) v.v. đã là các ngành nghề chuyên môn có từ lâu. Chính vì vậy mà có rất nhiều người cho rằng “thiết kế” chỉ đơn thuần là việc làm cho một đối tượng cụ thể (như một sản phẩm, một kịch bản, một kiến trúc…) biến hóa thành đẹp mắt hơn, gọn gàng hơn hay có cảm xúc hơn. Trước đây thiết kế thường được hiểu là tạo ra những thứ như thế này Tuy nhiên, từ thiết kế bản thân nó cũng không mang nghĩa hẹp như vậy. Từ thiết kế trong tiếng Anh “design” mang nghĩa rộng chỉ việc sắp xếp và tổ chức nhiều yếu tố để đạt được một mục đích nào đó. Như vậy, về mặt ngữ nghĩa, chữ “thiết kế” cũng không được hiểu là chỉ gói gọn trong ứng dụng cho một đối tượng hữu hình cụ thể. Trong suốt một thời gian dài, đã có một cơn sóng ngầm trong việc sử dụng “thiết kế” ở những lĩnh vực phi truyền thống. Kể từ giữa những năm 1950, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã bắt đầu đưa vào giảng dạy môn Khoa học Thiết kế (Design Science), là một hệ thống các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề (problem-solving). Đến những năm 1970, trường đại học Stanford bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng cách “tư duy trực quan” của nhà thiết kế vào trong các ngành kỹ sư chế tạo (engineering). Đến cuối những năm 1990, bắt đầu từ công ty thiết kế nổi tiếng IDEO, đã xuất hiện nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng và hệ thống hóa cách tiếp cận của thiết kế. Đến cuối những năm 2000 thì từ “Tư duy Thiết kế” đã thực sự xuất hiện trong nhiều ngành nghề và trở nên phổ biến. Trước hết, tư duy thiết kế là một cách tư duy. Giống như một số “tư duy” khác như tư duy logic (logical thinking), tư duy sáng tạo (creative thinking), tư duy chiến lược (strategic thinking) v.v., tư duy thiết kế là sự thể hiện của một triết lý suy nghĩ dùng trong cuộc sống. Sáng tạo cách tân (innovation) xuất hiện tại giao điểm của Desirability, Feasibility và Viability “Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm (human-centered) đối với sáng tạo cách tân (innovation), sử dụng các bộ công cụ của nhà thiết kế, để gắn kết nhu cầu (desirability) của con người, tính khả thi (feasibility) của công nghệ và tính bền vững (viability) của kinh doanh”

Một số đặc điểm của Tư duy Thiết kế

[caption id="attachment_8011" align="aligncenter" width="696"]Một số đặc điểm của Tư duy Thiết kế Một số đặc điểm của Tư duy Thiết kế[/caption]

#1 Lấy con người làm trung tâm

Tư duy thiết kế có rất nhiều phiên bản định nghĩa khác nhau bởi giới học thuật và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tuy nhiên hầu hết mọi người đều chia sẻ quan điểm về sự cần thiết phải đặt con người ở trung tâm của vấn đề cũng như giải pháp để thiết kế hay cải tiến một sản phẩm, dịch vụ, hệ thống hay liên hệ thống. Việc đặt con người làm trung tâm thúc đẩy các doanh nghiệp không chỉ phải lý giải nhu cầu (cả đã biết và tiềm tàng) của khách hàng trên lý thuyết mà còn phải sắp xếp sao cho sản phẩm, quy trình dịch vụ cũng như các quy trình nội bộ giúp thúc đẩy giá trị của khách hàng. Trong các hệ thống lớn hơn, bao gồm hệ thống của các hệ thống (system of systems), như là xây dựng thành phố thông minh (smart city), việc đặt con người làm trung tâm bắt buộc những người tham gia thực hiện dự án bỏ qua các động lực duy ý chí của mình, để tạo ra các liên kết bền vững với những người ở trong hệ thống. “Tư duy thiết kế là một quá trình liên tục hiểu và lý giải người dùng nhằm thách thức các giả định ban đầu, kiểm chứng các giả thuyết và tái định nghĩa vấn đề để tìm ra các giải pháp hay chiến lược “khác”.” Chính vì vậy, giới thiết kế rất đề cao việc đồng cảm (empathize) với người dùng. Cách ví von mà giới thiết kế hay dùng là “đi một dặm trong đôi giày của khách hàng” (walk a mile in customer’s shoes).

#2 Đề cao trải nghiệm

Trước đây, cách tiếp cận của tư duy thiết kế thường được đặt đối lập với cách tiếp cận của các MBA truyền thống. Ví dụ như, khi được giao phát triển một sản phẩm mới, những người tốt nghiệp MBA đóng vest thường chú trọng vào việc “phân tích” vấn đề, trong khi những nhà thiết kế mặc quần jean và áo phông thì chú trọng vào “trải nghiệm” vấn đề. Khó có thể nói rằng cách nào có kết quả tốt hơn, tuy nhiên cách tiếp cận của nhà thiết kế tập trung dựa trên việc tự mình trực
tiếp trải nghiệm những gì xảy ra với người dùng cũng như đưa ra ý tưởng dựa trên việc lý giải được xuyên suốt toàn bộ trải nghiệm của người dùng.

#3 Sử dụng nhiều minh họa trực quan

Hầu hết mọi người đều tán thành rằng việc có minh họa trực quan sẽ giúp vấn đề hay ý tưởng dễ hiểu hơn rất nhiều. Vấn đề là không phải lúc nào cũng có một người có năng lực hội họa ở trong nhóm nên chúng ta thường dễ dàng chấp nhận các giải pháp thay thế (như viết một bản word dài để mô tả một quy trình). Tuy nhiên, việc sử dụng minh họa trực quan trong tư duy thiết kế không hề chú trọng vào chất lượng của minh họa. Mục đích của việc dùng minh họa trực quan là để thúc đẩy khả năng đồng cảm (empathize) với vấn đề hay người dùng của cả nhà thiết kế cũng như của những người khác trong team. Những hình vẽ đơn giản, chủ yếu để giúp đồng cảm với vấn đề và quá trình tư duy- Ảnh chụp từ sách của Kunitake Saso Chính vì vậy, cho dù khả năng vẽ không được tốt, việc đó cũng không ngăn cản được một người muốn sử dụng tốt tư duy thiết kế, hay thậm chí trở thành một nhà thiết kế kinh doanh (business designer). Ghi chú: Có rất nhiều lớp học chỉ cách cho bạn có thể vẽ minh họa một cách đơn giản. Ví dụ như lớp Drawing the Everday Every Day.

#4 Đề cao trực giác nhưng theo một cách có hệ thống

Những người có năng lực sáng tạo cao đều hiểu được giá trị của trực giác. Tuy nhiên, làm thế nào để trực giác (hay còn gọi là “cảm tính”) có thể tạo ra các kết quả đáng tin cậy? Hay làm thế nào để phát huy được trực giác của những người vốn không quen sử dụng nó? Tư duy thiết kế đề cao trực giác và cho phép có một không gian rất rộng để sử dụng trực giác. Trong suốt quá trình của dự án, từ việc nghiên cứu, điều tra, đối thoại với những người có liên quan, đến việc kiểm thử ý tưởng, hay việc thay đổi cho phù hợp với các phản hồi, tất cả đều phải dựa rất nhiều vào trực giác. Ngoài ra, nhà thiết kế cũng được khuyến khích đóng vai trò người điều phối (facilitator) để phát huy trực giác của những người khác. Một buổi workshop trong đó các bên có liên quan có thể nhanh chóng đồng cảm với vấn đề, phát huy tối đa kiến thức của mình, bổ sung ý tưởng cho nhau để tạo ra giải pháp (solution) và đưa ra quyết định, là cách thường thấy trong việc sử dụng tư duy thiết kế. Trên thực tế, các công ty có năng lực thiết kế có năng lực cạnh tranh cao hơn nhiều so với các đối thủ. Theo đánh giá của McKinsey, các công ty thuộc top đầu của chỉ số Design Index có lợi nhuận và chi trả cổ tức cao hơn hẳn các công ty ở top dưới. Tính trung bình, các công ty ở top đầu có tăng trưởng doanh thu là 10%, cao hơn các công ty khác chỉ dừng ở mức 3 đến 6%. Một xu hướng khác phản ánh sự cần thiết của tư duy thiết kế chính là các doanh nghiệp lớn tích cực mua sắm sáp nhập các hãng thiết kế. Các công ty tư vấn đi tiên phong trong việc mua các design studio lớn: Accenture mua Fjord, Deloitte mua Market Gravity và McKinsey mua Lunar. Các công ty công nghệ cũng mua các hãng thiết kế có tên tuổi: Adobe mua Behance, Salesforce mua Sequence và Facebook mua Hot Studio. Công ty tài chính có tên tuổi như Capital One cũng mua Adaptive Path.

Khó khăn trong việc tạo dựng mô hình kinh doanh

[caption id="attachment_8012" align="alignnone" width="696"]tạo dựng mô hình kinh doanh tạo dựng mô hình kinh doanh[/caption] Việc thực thi cho thật tốt một mô hình kinh doanh (business model) đã rất khó, việc tạo ra một mô hình kinh doanh mới lại càng khó hơn. Trong môi trường VUCA như vừa nói ở trên, các mô hình kinh doanh sau khi được sáng tạo ra thường có thời gian duy trì kéo dài được ngắn hơn trước rất nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên sáng tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, để lèo lái một ý tưởng từ một tia sáng lóe lên cho đến khi trở thành một mô hình kinh doanh vận hành trơn tru và có lãi không hề dễ dàng. Tư duy thiết kế mang lại những công cụ và phương pháp để có thể liên tục thử nghiệm và phát triển ý tưởng cho đến khi nó thành hình. Điều đặc biệt của tư duy thiết kế là nó cho phép việc ứng dụng trên quy mô nhỏ và giao sự chủ động cho người thực hiện. Ví dụ như trước đây, để tạo ra một mô hình kinh doanh mới, bên cạnh một ý tưởng tốt, cần một nhóm người có năng lực chiến lược, phân tích thị trường, điều phối nguồn lực, v.v. thì nay ý tưởng có thể được thử nghiệm, cải tiến và phát triển và giao cấp nguồn lực một cách phù hợp. Tư duy thiết kế chính là cẩm nang để giúp một lượng lớn người nhiều hơn trước có thể tham gia vào quá trình tạo dựng mô hình kinh doanh.

Tư duy thiết kế là Kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21

Có rất nhiều kiến giải khác nhau của các nhóm hoạt động giáo dục trên thế giới về các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21. Tuy nhiên, nhìn chung, họ đều đồng ý về bốn lĩnh vực tối cần thiết. Tư duy thiết kế có thể trực tiếp giúp phát triển sự sáng tạo và tưởng tượng, đồng thời bổ sung hữu hiệu và đề cao năng lực cho tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
Như vậy, nhìn từ môi trường kinh doanh và cách thức làm việc mới cho đến việc giáo dục kỹ năng cơ bản, tư duy thiết kế đều thể hiện ra sự cần thiết của mình. Mặc dù rất nhiều người thích các khung tiếp cận vì nó dễ hiểu và hứa hẹn việc có thể ứng dụng kiểu “mỳ ăn liền”. Tuy nhiên, thật khó có thể thu hẹp một phương pháp tuy duy thành một (hoặc một số) khung tiếp cận. Tính linh động của Tư duy Thiết kế cũng khiến thật khó để tổng hợp lại thành framework. Ở đây chỉ xin giới thiệu sơ lược về một số quy trình để dễ hình dung hơn về cách sử dụng Tư duy Thiết kế. Việc đi sâu vào cách sử dụng xin hẹn các bài khác. “Tư duy thiết kế giúp tạo ra quy trình cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.”

4 bước trong tư duy thiết kế (Design Thinking)

[caption id="attachment_8010" align="alignnone" width="696"]Design Thinking Design Thinking[/caption]

1. Đồng cảm

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình Tư duy thiết kế chính là đạt đến sự thấu hiểu đồng cảm với vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. Điều này đòi hỏi các chuyên gia cố vấn phải tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực quan tâm thông qua việc quan sát, tham dự và thấu hiểu với mọi người, để hiểu được những trải nghiệm và động lực của họ, cũng như đắm chìm bản thân vào môi trường tự nhiên để có hiểu biết cá nhân sâu sắc hơn về vấn đề liên quan. Đồng cảm là điều cốt yếu trong quá trình thiết kế lấy con người làm trung tâm cũng như trong Tư duy thiết kế, và đồng cảm cũng cho phép các nhà tư tưởng thiết kế đặt sang một bên những nhận định của mình về thế giới này, từ đó đạt đến sự thấu hiểu với người dùng và các nhu cầu của họ. Tùy vào sự cưỡng chế thời gian, một lượng thông tin đáng kể sẽ được tập hợp ở giai đoạn này để sử dụng trong suốt giai đoạn tiếp theo và để phát triển sự hiểu biết tốt nhất có thể về người dùng, về nhu cầu của họ, và các vấn đề ẩn giấu sau sự phát triển của một sản phẩm riêng biệt.

2. Thấu cảm

Design Thinking tìm kiếm giải pháp từ chính tư duy của người trực tiếp dùng sản phẩm. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm hiểu nhiều hơn về ngành của mình, thông qua các số liệu nghiên cứu thị trường, việc quan sát, trải nghiệm thực tế trong tình huống của khách hàng, để có cảm nhận sâu sắc và tư duy hợp lý hơn. Từ đó biết được khó khăn và động lực tiềm ẩn của khách hàng trước vấn đề đó là gì. Đồng cảm là điều cốt yếu trong Design Thinking, nó cho phép nhà lãnh đạo đặt sang một bên những nhận định chủ quan của mình, để đạt đến sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng và nhu cầu của họ.

3. Hình thành ý tưởng giải pháp

Trong giai đoạn ba của quá trình Tư duy thiết kế, các nhà thiết kế đã sẵn sàng bắt đầu tạo ra các ý tưởng. Bạn đã trưởng thành hơn để hiểu được người dùng và nhu cầu của họ ở giai đoạn Đồng cảm, và bạn đã phân tích, tổng hợp sự quan sát ở giai đoạn Định nghĩa, và kết thúc với một báo cáo vấn đề lấy con người làm trung tầm. Với nền tảng vững vàng như thế, bạn và các thành viên trong đội ngũ có thể bắt đầu “suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp” để xác định các giải pháp mới cho định nghĩa vấn đề mà bạn đã tạo ra, và bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các phương thức thay thế trong nhìn nhận vấn đề. Có hàng trăm kĩ thuật Tưởng tượng như là Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea, và SCAMPER. Brainstorm và Worst Possible Idea thường dùng như cách kích thích suy nghĩ tự do và mở rộng không gian vấn đề. Nhận ra càng nhiều ý tưởng hoặc giải pháp cho vấn đề ngay tại giai đoạn bắt đầu của Tưởng tượng là điều rất quan trọng. Bạn nên chọn một số kỹ thuật Tưởng tượng ở giai đoạn cuối cùng trong Tưởng tượng để giúp bạn nghiên cứu và kiểm tra các ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất, hoặc để giải quyết vấn đề, hoặc để cung cấp các yếu tố cần thiết để tránh gặp vấn đề đó.

4. Đề xuất ý tưởng giải pháp

Đội ngũ thiết kế bấy giờ sẽ sản xuất một loạt phiên bản rẻ tiền, thu nhỏ của sản phẩm hoặc có các tính năng đặc trưng chỉ tìm thấy ở sản phẩm đó, từ đó họ có thể nghiên cứu các giải pháp tổng hợp từ giai đoạn trên. Bản mẫu ban đầu có thể chia sẻ và thử nghiệm trong nội bộ của đội, trong các phòng ban khác, hoặc một nhóm nhỏ bên ngoài đội thiết kế. Đây là giai đoạn thử nghiệm, và mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất có thể cho từng vấn đề đã được xác nhận qua ba giai đoạn phía trước. Các giải pháp được thực hành trong quá trình dựng mẫu và, từng bản một sẽ được nghiên cứu, và hoặc được chấp nhận, phát triển và tái kiểm tra, hoặc bị từ chối, dựa trên các trải nghiệm cơ bản của người dùng. Ở phần cuối của giai đoạn này, đội thiết kế sẽ có ý tưởng tốt hơn về các hạn chế vốn có của sản phẩm, các vấn đề hiện hữu,và sở hữu tầm nhìn tốt hơn/am hiểu hơn về cách hành xử, suy nghĩ, và cảm nhận của người dùng thực thụ khi tương tác với sản phẩm cuối cùng. Bài viết gợi ý: Cách tạo website đơn giản cho người mới bắt đầu 2022

Kiến Thức Đào Tạo