8 cách phân biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Phân biệt giữa kĩ năng mềm và kĩ năng cứng

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng hiện nay không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên kỹ năng mềm và kỹ năng cứng xuất phát từ những nhu cầu khác nhau nhưng đa số mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai kỹ năng này. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Kiến Thức Đào Tạo để hiểu thêm về hai khái niệm trên nhé!

Sức ảnh hưởng của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Nó còn tùy thuộc vào từng vị trí mà vài trò của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng này mang lại, có tầm quan trọng khác nhau.
  • Kỹ năng cứng được xem là giá trị cốt lõi, nền tảng cho kỹ năng mềm phát triển.
  • Kỹ năng mềm tạo nguồn cảm hứng cho kỹ năng cứng và mang lại thành công nhất định cho từng cá nhân hay một tổ chức. Nếu ta xem kỹ năng mềm là sự thúc đẩy khi thực hiện công việc thì kỹ năng cứng được xem như là một gốc rễ để phát triển sự thúc đẩy đó.
Do đó, bạn muốn đạt được hiệu quả cao và tối ưu nhất, phát huy thể mạnh của cả hai kỹ năng. Cần phân biệt được khái niệm giữa hai khái niệm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng một cách rõ ràng, cụ thể và áp dụng chúng một cách hài hòa vào cộng việc.

Phân biệt được giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

[caption id="attachment_8188" align="alignnone" width="696"]Phân biệt được giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng Phân biệt được giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng[/caption] Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là thuộc hai mảng kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Sau đây là những đặc điểm giúp bạn phân biệt được hai kỹ năng này:

Khái niệm: Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

  • Kỹ năng mềm: kỹ năng mềm được coi là một hành vi, tư duy và đặc điểm mang tính cá nhân. Trong kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đồng cảm,... và một số kỹ năng khác.
  • Kỹ năng cứng: kỹ năng cứng là kỹ năng giúp bạn hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Và kỹ năng này còn được thể hiện qua các bằng cấp, chứng chỉ hay qua các bài kiểm tra. Ví dụ như: kiểm tra đánh máy vi tính, soan thảo văn bản,...

Cách thể hiện

  • Kỹ năng mềm: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào có thể đánh giá về nó. Đa số thì tùy phuộc vào cảm nhận của từng người cũng như quan điểm đánh giá khác nhau.
  • Kỹ năng cứng: Về kỹ năng cứng thì nó được đánh giá các trình độ chuyên môn. Ngoài ra cũng có một số kỹ năng cứng được đánh giá qua các bài kiểm tra hoặc các chứng chỉ liên quan.

Lĩnh vực hoạt động: Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

  • Kỹ năng mềm: kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ nắng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ nằng đàm phán - thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề,...
  • Kỹ năng cứng: Sử dụng các công nghệ vào quá trình làm việc, đánh máy, thành thạo trong quá trình sử dụng các phần mềm, khả năng vận hạnh các máy móc,...

Tiêu chuẩn đánh giá

  • Kỹ năng mềm: Không có một tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, tùy thuộc vào quan điểm đánh giá của từng người.
  • Kỹ năng cứng: Được đánh giá thông qua các trình độ chuyên môn, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan.

Môi trường rèn

luyện
  • Kỹ năng mềm: Đa số kỹ năng mềm này được hình thành từ lối sinh hoạt và lối sống hàng ngày. Kỹ năng mềm còn được hình qua những thứ được trải nghiệm và kể cả những bài học xương máu của bản thân, do đó như cầu của kỹ năng mềm rất được trân trọng trong xã hội hiện nay.
  • Kỹ năng cứng: Kỹ năng cứng thì được tích lũy qua trường lớp từ tiểu học cho đến đại học. Trao dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng về chuyên môn thông qua việc tiếp thu thật nhiều kiến thức hay và bổ ích, học hỏi từ những người thành công và trải nghiệm thực tế trên trong môi trường kinh doanh.

Tính chất của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm mang trong minh tính năng động và còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Mỗi người sẽ biết áp dụng những kỹ năng khác để mang lại một kết quả tốt nhất.
  • Kỹ năng cứng: Mang tính cứng ngắc, ít thay đổi. Do kỹ năng cứng là những kiến thức cố định, nội dung mang tính chính xác, khoa học không thể nào thay đổi linh hoạt như kỹ năng mềm.

Mục tiêu

  • Kỹ năng mềm: Rút ngắn quá trình tiến đến với sự chuyên nghiệp của bạn. Là một nền tảng vững chải cho dù bạn đang ở bất kì công việc nào. Vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc, thật cứng.
  • Kỹ năng cứng: Là tiền đề, công cụ cốt lõi để xây dựng và duy trì công việc, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống.

Kỹ năng mềm cần thiết dành cho sinh viên

[caption id="attachment_8189" align="alignnone" width="696"]Kỹ năng mềm cần thiết dành cho sinh viên Kỹ năng mềm cần thiết dành cho sinh viên[/caption] Ngoài những kỹ năng cứng là nền tền cho sự thành công ở một công việc cụ thể. Thì kỹ năng mềm có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với chúng ta hiện nay nhất là với các bạn sinh viên mới ra trường, thi kỹ năng mềm quan trọng hơn bao giờ hết. Sau đây KienThucDaoTao.com sẽ cung cấp cho các bạn một số kỹ năng mềm để có thể trang bị cho bản thân hỗ trợ công việc được diễn ra sau này một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình được coi là một kỹ năng cực kì quan trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thuyết trình bạn có thể hiểu là việc bạn đứng trước đám đông và nói về một vấn đề nào đó hoặc bày tỏ quan điểm của cá nhân với mọi người. Việc bạn thuyết trình một cách tự tin, trôi chảy sẽ có rất nhiều cơ hội trong học tập cũng như làm việc. Từ đó bạn đã thành công khi truyền đạt thông tin của bản thân đến với mọi người. Hỗ trợ bạn trau dồi kỹ năng thuyết trình cũng như thuyết phục cao nhất với người nghe.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong một môi trường học tập lẫn môi trường công việc không ai có thể một mình mà có thể hoàn thành tất cả các quá trình. Đơn giản bản thân bạn chỉ là một mắt xích trong đó mà thôi. Do đó,
năng làm việc nhóm" href="https://kienthucdaotao.com/ky-nang-lam-viec-nhom-la-gi/" target="_blank" rel="nofollow noopener">kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng bắt buộc đối với các bạn sinh viên. Hiện nay thì rất nhiều bạn sinh viên còn bỡ ngỡ với kỹ năng và gặp rất nhiều khó khắn ở kỹ năng này. Hiệu quả của việc làm nhóm không cao. công việc không được phân công một cách cụ thể và rõ ràng, không có thời gian hoàn thành công việc cụ thể dẫn đến tình trạng các thành viên trong nhóm không biết làm gì và trì trễ đi tiến độ của nhóm. Bạn muốn thực hiện tốt được kỹ năng này hãy chủ động lắng nghe nhiều hơn từ nhóm trưởng, tôn trọng ý kiến của mọi người, hạ cái tối mà hãy đề cao tinh thần trách nhiệm,... Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì ? 4 lợi ích khi làm việc nhóm
[caption id="attachment_8186" align="alignnone" width="696"]Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng làm việc nhóm[/caption]

Kỹ năng ngoại ngữ

Thời điểm hiện tại nếu bạn có được vốn ngoại ngữ tốt nó sẽ hỗ trợ cho bạn tiến rất xa trong công việc. Đối với các nhà tuyển dụng thì họ sẽ không yêu cầu bạn nói được tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ những ít nhất, bạn cũng có thể giao tiếp cơ bản hay là việc đọc hiểu các tài liệu phục vụ cho việc hong hay công việc. Đối với việc học thêm một ngôn ngữ mới với các bạn thì không có gì là quá khó cả. Nó không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi bản thân được trang bị một ngôn ngữ mới. Đồng thời việc bạn có thêm ngôn ngữ mới thì mức thu nhập của bạn có thể năng cao từ 3 đến 5 lần so với các sinh viên có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm. Hiển nhiên khi bạn có được ngoại ngữ tốt thì sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong công ty. Do đó, việc có trình độ ngoại ngữ sẽ là một lợi thế vô cùng tốt, mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn cho các bạn trong sự nghiệp của mình.

Kỹ năng tin học văn phòng

Bản thân rèn luyện được kỹ năng mềm và kỹ năng cứng giúp bạn giải quyết các công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả lại cao hơn. Hiện nay công nghệ 4.0 đang thay thế cho con người trong việc xử lý các số liệu, các con số, cách thức làm việc sẽ chủ yếu trên máy móc hiện đại. Tin học văn phong không đơn giản chỉ là biết cách sử dụng máy tính, phần mềm mà còn phải biết áp dụng và biến chúng trở thành công cụ hỗ trợ có ít cho bản thân mình. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau bạn sẽ phải áp dụng kỹ năng tin học văn phòng khác nhau, nhưng đâu đó nó vẫn còn sót lại những kỹ năng cơ bản áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp mà đa số phần lớn người xin việc cần biết. Trên đây là những cách giúp phân biệt kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Bạn hãy nhớ rằng cánh cửa thành công không bao giờ đóng đối với những người biết thay đổi! Xem thêm:7 Kỹ năng đàm phán hiệu quả dành cho bạn

Kiến Thức Đào Tạo