Áp lực công việc: 8 bí quyết giúp bản giảm áp lực trong công việc
Áp lực công việc: 8 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực trong công việc
Hiện nay, mọi người thường nói áp lực tạo nên “kim cương”. Bởi vì tính cách con người của chúng ta luôn lười biếng và luôn đổ lỗi, vì vậy cần ai đó hối thúc tạo áp lực thì bản thân chúng ta mới tích cực làm việc. Những nhận xét như vậy thường cũng sẽ đúng với một số trường hợp, tuy nhiên nó cũng mang nhiều ý nghĩa tiêu cực. Áp lực công việc nó sẽ phát huy khi ta cưỡng chế, còn khi chúng ta làm việc vì đam mê và sở thích của mình thì không cần ai nhắc nhớ hay tạo áp lực chúng ta vẫn hăng hái làm việc hơn rất nhiều lần. Đó cũng chính là lý do không nên lạm dụng quá nhiều áp lực vào công việc, nó sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến suy nghĩ của con người, thời gian dài sẽ tạo cảm giác chán nản, buông xuôi, mệt mỏi và mất đi sự tự tin vào bản thân của mình. Trên thực tế thì hầu hết tất cả các công việc đều tồn tại dưới áp lực, bởi vì nó là cách để nhà quản trị khai thác triệt để khả năng nhân sự của họ, có thể họ sẽ phúc lợi xứng đáng với công sức của nhân viên bỏ ra nhưng đôi khi vẫn không bù nổi được hậu quả mà áp lực đã để lại. Đây thực trạng chung của chúng ta hiện nay vì vậy chúng ta hãy ngưng oán trách mà buộc phải tìm ra cách giải quyết và cách giảm áp lực công việc. Hãy cùng Kiến Thức Đào Tạo tìm hiểu những giải quyết đó ngay bài viết dưới đây nhé!!1. Xem áp lực công việc là một phần thử thách sinh tử trong công việc
[caption id="attachment_8768" align="alignnone" width="696"] áp lực công việc là một phần thử thách[/caption] Có phải khi bản thân ta bị dồn vào giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết thì con người mới bộc lộ hết khả năng tiềm ẩn của bản thân hay không? Đúng, vì trong mỗi chúng ta ai cũng có ý chí tồn tại, chỉ cần thấy cơ hội họ sẽ tìm đủ mọi cách để sống sót cho dù cơ hội đó thành công rất thấp. Việc chúng ta ví áp lực như một thử thách sống còn không có nghĩa là lấy tính mạng ta đặt vào một ván cược, đó chỉ là cách nói khiến nó trừu tượng hóa mà thôi. Đơn giản bạn chỉ cần nghĩ rằng công việc này bắt buộc mình phải hoàn thành nếu không mình sẽ mất đi tất cả, hãy coi nó là thử thách cuối cùng dành cho bạn. Lúc này áp lực trong công việc đã trở thành mục tiêu, cho dù không thể quên đi sự hối thúc những phần nào cũng giảm bớt đi áp lực công việc , mệt mỏi và uể oải trong bản thân.2. Hướng vào công việc, hãy quên đi kết quả
Hiện nay, hình thức tạo áp lực công việc phổ biến và rất được các công ty áp dụng đó chính là đặt ra mục tiêu “vượt giới hạn” đối với lĩnh vực nào đó rồi quy định hoàn thành mục tiêu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Thực tế thì hơn 50% trong số đó sẽ cảm thấy nản lỏng khi nhìn thấy mục tiêu quá xa vời đốivới bản thân mình, chấp nhận từ bỏ vì họ nghĩ nếu có cố gắng đến mấy thì kết quả của mình cũng không thể nào bằng với tới mục tiêu ấy. Vậy thì đừng nhìn nó nữa cứ tập trung hết sức vào công việc hiện tại của mình đi. Cứ nổ lực hết mình ở những công việc hiện tại, còn kết quá thì tính sau. Chắc chắn sẽ có người nghĩ rằng đã biết làm mà không mang lại hiệu quả gì thì làm chi cho mệt “công cóc”. Đúng là như vậy, cố gắng chưa chắc đã nắm được thành công trong tay nhưng nếu ta từ không có cố gắng thì bạn đã chấp nhận mình thất bại ngay từ khi bắt đầu. Thực ra, khi đặt những mục tiêu cao như vậy phần mà các sếp quan tâm đó chính là qúa trình bạn thực hiện mục tiêu đấy. Bởi vì kết quả có thể là sự bùng nổ nhất thời nhưng quá trình mới chính là sự lâu dài và ổn định.
3. Lập kế hoạch công việc
[caption id="attachment_8770" align="alignnone" width="696"] Lập kế hoạch công việc[/caption] Trạng thái rối loạn, lo sợ chính là tâm lý tiêu cực rõ nhất mà áp lực công việc mang lại, càng bị dồn nén trong khoảng thời gian dài khiến bản thân chúng ta trở nên mất kiểm soát khiến công việc trở nên khó khăn bội phần. Nếu bạn không muốn bản thân minh lâm vào tình cảnh đó thì điều đầu tiên khi nhận được nhiệm vụ đó chính là lên kế hoạch rõ ràng. Bạn phân chia nào quan trọng thì ưu tiên thực hiện trước nào không quan trong thực hiện sau, thời gian hoàn thành cho từng công việc một cách cụ thể nhất. Nhờ có kế hoạch rõ ràng bạn nắm được thế chủ động không còn nằm trong tình thế bị động như trước nữa, bạn sẽ bình tĩnh trong mọi tình huống từ đó đưa ra được những ý kiến sáng suốt và chính xác hơn.4. Hướng suy nghĩ của bạn về điều tích cực
Lý do cho bạn thấy áp lực công việc trở nên đáng sợ đó là bóp chết được niềm tin cũng như nhiết huyết trong người của bạn, nó sẽ trở thành mối lo nguy hiểm nhất nếu như bạn không tìm ra được cách giải quyết nó. Duy trì bản thân ở trạng thái tỉnh táo, tinh thần lạc quan kèm theo đó trái tim kiên cường là những hành động không thể thiếu để có thể khắc tinh được áp lực công việc. Việc luốn hướng suy nghĩ của bạn về điều tích cực nó vô cùng cần thiết, nó giảm áp lực công việc, hạn chế tối đá đi tình trạng rối loạn, giữ vững động lực,… Hãy tập làm quen và yêu thích công việc của mình, nếu không thì hãy lợi ích, thành quả mà bạn sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc. Trong cuộc sống bạn hãy chọn những niềm vui để bạn nhận ra rằng công việc không phải là tất cả.5. Chậm mà chắc
Thời gian chính là thứ đáng sợ nhất khi phải đối diện với áp lực công việc. Với số lượng công việc khổng lồ thì bao lâu là đủ. Thời gian chính là một loại áp lực cực kì lớn có khả năng tàn phá tâm trí của bạn theo cách nhanh nhất. Những lúc ta rơi vào tình trạng chạy đua với thời gian để hoàn thành được công việc,tâm lý hầu hết chúng ta thường cuống lên để hoàn thành những thứ dang dở cho kịp thời hạn. Nhưng trên thực tế thì bạn càng cuống thì mọi việc trở nên rối hơn. Khi rơi vào tình trạng như vậy bạn hãy dừng rời tay khỏi công việc, ổn định lại nhịp thở và tâm trí của mình sau đó hãy tiếp tục công việc, hãy chậm mà chắc.
6. Hoạt động để giảm stress
[caption id="attachment_8771" align="alignnone" width="696"] Hoạt động để giảm stress[/caption] Bạn tập trung vào công việc là đúng nhưng quá tập trung đến mức quên cả thởi gian dành cho bản thân là điều không tốt. Khi bạn ngồi lâu ở một vị trí sẽ khiến máu lưu thông chậm hơn, các cơ sẽ bị căng cứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy và hiệu suất công việc của bạn. Vì vậy bạn nên phẩn bổ thời gian thư giãn xen kẽ với lúc làm việc, lúc đó bạn có thể nghỉ ngơi tại chỗ 3-5 phút hoặc đứng dậy làm vài động tác thể dục chẳng hạn. Chỉ bằng vài cách đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cực tốt để giúp bạn giảm stress. Vận động như vậy phần nào giúp ta thả lỏng cơ thể, dịu bớt đi cơn mệt mỏi và áp lực trong tâm trí. Xem thêm: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống 20227. Chia sẽ áp lực công việc
Dồn nén cảm xúc quá lâu sẽ khiến bản thân bạn sinh ra cảm giác u uất, khó chịu, chản nản và dần mất đi niềm tin vào bản thân. Nhất là khoảng thời gian đang chịu áp lực công việc, nhiều người đã mất đi kiểm soát của bản thân và phải tìm đến các bác sĩ trị liệu tâm lý để gỉai tỏa. Đó cũng là lý do chúng tôi thường xuyên khuyên các bạn nên tìm một niềm vui trong cuộc sống để bản thân mình có suy nghĩ tích cực hơn, để bản thân nhận ra rằng công việc không phải là tất cả, xung quanh ta còn rất nhiều mối quan hệ, hãy lựa chọn một người mà bạn cảm thấy đáng tin cạy để chia sẻ áp lực công việc hiện tại.8. Tạo ra thói quen cho bản thân
Bạn hãy hình thành cho bản thân của mình một thói quen trước khi trình bày hoặc thực hiện một việc gì đó. Nhờ thói quen này bạn giữ được sự tập trung, không bị xao nhãng và đưa bạn về vùng quen thuộc của mình. Thông qua đó cơ thể sẽ cho bạn cảm nhận “đã đến lúc thực hiện công việc rồi”. Nhờ vào đó bạn sẽ giảm được giảm thiểu được khả năng rối loạn và mất kiểm soát khi chịu áp lực cao. Áp lực công việc là diều không thể thiếu nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề nếu như bản thân chúng ta không có biện pháp phòng vị và đối phó với nó. Hy vọng dưới sự chia sẻ KienThucDaoTao mang lại thông tin hưu ích giúp bạn giảm thiểu được áp lực công việc. Chúc bạn thành công!! Xem thêm: Kỹ năng tư duy phản biện và 3 phương pháp cải thiện tư duySự Kiện Nổi Bật
Hướng dẫn kích hoạt tính năng ẩn của Windows 11 bằng ViVeTool
Copilot Microsoft Edge cho phép chọn nguồn thông tin để đưa ra câu trả lời
Cách sử dụng Voice Control trên iPhone để chụp hình, lướt mạng xã hội
Một số tính năng nâng cao bảo mật trên trình duyệt Microsoft Edge
Cách kiểm tra số lần sạc trên điện thoại Samsung (đã thử với One UI 6.1)
Chia sẻ nhanh cách chỉnh góc chiếu cao thấp đèn xe