Thống kê là gì ? Sơ lượt về khoa học thống kê 2022

Thống kê là gì ? Sơ lượt về khoa học thống kê 2022

Thuật ngữ “thống kê” có thể được hiểu theo hai ý nghĩa như sau: Một là thống kê những dữ liệu (con số) được ghi chép, thu thập để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa trong năm của một khu vực địa lý; số liệu về dân số, GDP, vốn đầu tư phát triển của một quốc gia; giá trị sản xuất, lao động và vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một năm nào đó … Hai là thống kê một môn khoa học về hệ thống các phương pháp thu thập và phân tích của dữ liệu về mặt định lượng những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng, là cơ sở để dự đoán và đưa ra quyết định. Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động ở một doanh nghiệp theo thời thời gian. Sử dụng các phương pháp của thống kê, ta có thể tính được các chỉ tiêu năng suất lao động, thu nhập bình quân của lao động. Qua đó phân tích được tính quy luật của sự biến động năng suất lao động và thu nhập bình quân của lao động, phân tích được tính quy  luật của sự biến động năng suất lao động và thu nhập bình quân của lao động, phân tích được tính quy luật giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động… từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có được một sự đánh giá tổng quát về tình hình của doanh nghiệp mình, đồng thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Thống kê là gì ?

Từ những điều trình bày trên có thể đi đến định nghĩa về thống kê như sau: Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp để thu thập, tổng hợp phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất), trong những điều kiện địa điểm và thời gian nhất định. Trong đó, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng, nhưng là mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội như:
  • Các hiện tượng về của cải, về nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên của một vùng, một quốc gia.
  • Các hiện tượng về dân số, lao động: tổng số dân, kết cấu dân số, lao động; phân bố dân số, lao động; biến động dân số, lao động…
  • Các hiện tượng về quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm như giá cả, sản lượng, tổng sản phẩm sản xuất trong nước…
  • Các hiện tượng về đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa nghệ thuật, giáo dục của dân cư như mức sống vật chất là tinh thần (GDP/người); trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ (tỷ lệ dân số biết đọc, biết viết, tỷ lệ đi học bình quân các cấp)…
  • Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội, an ninh trật tự. (tổng số lượng đoàn viên của quốc gia…).
Các dữ liệu thống kê không phải là những con số trừu tượng, hoặc mang tính số học thuần túy, mà là những con số có ý nghĩa kinh tế - xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được hiện tượng nghiên cứu. Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Thông
qua nghiên cứu số lớn các đơn vị hiện tượng cá biệt nhằm loại bỏ tác động ngẫu nhiên, riêng lẽ cá biệt của chúng, lam bộc lộ rõ tính tất nhiên, tính phổ biến, điển hình chung của số lớn hiện tượng nghiên cứu. Từ đó chỉ ra những đặc trưng, bản chất, tính quy luật chung nhất của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Mặc dù thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, song không có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể). Giữa hiện tượng số lớn và hiện tượng cá biệt có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mặt lượng của hiện tượng số lớn được tổng hợp từ mặt lượng của các hiện tượng cá biệt, xử lí mặt lượng này theo một số tiêu chí nào đó sẽ làm bộc lộ bản chất và tính quy luật của hiện tượng số lớn.

Cơ sở lý luận và phương pháp luận của thống kế

[caption id="attachment_8025" align="alignnone" width="696"]phương pháp luận của thống kế phương pháp luận của thống kế[/caption] Môn Thống kê học được hình thành trên cơ sở lý luận từ các môn khoa học chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác – Lênin và môn kinh tế chính trị Mác – Lênin. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác – Lênin là nền  tảng lý luận việc nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu. Các học thuyết kinh tế học cho phép so sánh đối chiếu, nhằm phản ánh một cách chính xác hơn các nội dung của các phạm trù kinh tế cơ bản cũng như của hệ thống chỉ tiêu kinh tế. Chủ nghĩa duy vật biện chúng, lý thuyết xác suất thống kê là cơ sở phương pháp luận của thống kê học. Lý thuyết xác suất thống kê nêu lên phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tính các chỉ tiêu và phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội. Ngoài ra thống kê còn sử dụng một số phương pháp toán học như phương pháp số trung bình, phương pháp số tương đối, phương pháp số bình quân...

Một số khái niệm thường dùng trong thống kê

[caption id="attachment_8026" align="alignnone" width="696"]khái niệm thường dùng trong thống kê khái niệm thường dùng trong thống kê[/caption]

Tổng thể và đơn vị tổng thể thống kê

Thống kê dùng khái niệm tổng thể thống kê để chỉ đối tượng nghiên cứu cụ thể. Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, gồm những đơn vị (phần tử) cá biệt cấu thành nên hiện tượng cần được quan sát, tổng hợp, phân tích về mặt lượng của chúng. Ví dụ như tổng số doanh nghiệp trên một địa bàn, tổng số sinh viên trong một trường đại học… Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm về tổng thể thống kê như sau: Tổng thể thống kê là tập hợp những đơn vị hoặc phần tử thuộc hiện tượng nghiên cứu cần được quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào đó. Về phạm vi, tổng thể thống kê có thể là hữu hạn hoặc là vô hạn. Do đó, khi xác định một tổng thể cần thiết phải xác định giới hạn về thực thể và giới hạn về thời gian và không gian. Đơn vị tổng thể là các đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê. Trong trường hợp nghiên cứu thống kê nhất định, các đơn vị tổng thể là những phần tử không thể được chia nhỏ hơn nữa và là nơi phát sinh ra nguồn thông tin ban đầu cần thu thập. Chẳng hạn, toàn bộ các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam tại một thời điểm nào đó là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi doanh nghiệp là một đơn vị tổng
thể. Dân số Việt Nam là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi người dân là một đơn vị tổng thể… Đơn vị tổng thể là căn cứ quan trọng để xác định phương pháp điều tra thích hợp, để tiến hành tổng hợp thống kê và áp dụng những công thức tính toán khi phân tích thống kê.

Phân loại theo trực quan

Dựa vào đặc điểm nhận biết hay không nhận biết được của các đơn vị tổng thể (bằng trực quan): người ta chia tổng thể thống kê ra thành tổng thể bộc lộ và tổng thể  tiềm ẩn.

Tổng thể bộc lộ

Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành có thể xác định được bằng phương pháp trực quan. Ví dụ: tổng thể dân số của một quốc gia, tổng thể doanh nghiệp đóng trên địa bàn của một địa phương…)

Tổng thể tiềm ẩn

Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành không thể nhận biết được bằng trực quan được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Ví dụ: tổng thể những người yêu thích nhạc nhẹ, hâm mộ bóng đá…

Phân loại theo tính đồng chất

Dựa vào các đặc điểm chung giống nhau và không giống nhau (tính đồng chất) của tổng thể thống kê so với mục đích nghiên cứu: người ta chia tổng thể thống kê thành tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất.
  • Tổng thể đồng chất: là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành có đặc điểm chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu, các đặc điểm chung này cũng chính là các đặc điểm hình thành nên tổng thể thống kê. Ví dụ: tổng thể sinh viên của một trường đại học, tổng thể các bác sĩ trong một bệnh viện…
  • Tổng thể không đồng chất: là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành khác nhau về loại hình và không có các đặc điểm chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu. Ví dụ: tổng thể hành khác trên một chuyến tàu là tổng thể không đồng chất nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu tình hình thu nhập, việc làm hoặc trình độ tay nghề.

Quá trình nghiên cứu thống kê

[caption id="attachment_8024" align="alignnone" width="696"]Quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê[/caption] Đối tượng nghiên cứu của thống kê là những hiện tượng phức tạp, nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ, nhiều hình thái. Do vậy, việc nghiên cứu thống kê phải có quy trình chặt chẽ và khoa học. Với mục đích nhằm miêu tả các hiện tượng kinh tế xã hội khác nhau từ mặt lượng sang mặt chất, trên cơ sở các khái niệm, chỉ tiêu… Để rút ra những nhận xét, kết luận về bản chất của hiện tượng đó cũng như tính quy luật và mối liên hệ giữa chúng. Những kết luận phải mang ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, quá trình nghiên cứu thống kê phải được mô hình hóa. Mô hình nghiên cứu thống kê phải đạt được những yêu cầu sau đây:
  • Một là phải phản ánh được đối tượng nghiên cứu có cơ sở kinh tế xã hỗi của vấn đề cần nghiên cứu.
  • Hai là khẳng định các phương pháp truyền thống có cải tiền và hoàn thiện, đồng thời vận dụng thêm những phương pháp mới.
  • Ba là phải có tính khả thi, dễ sử dụng, dễ phổ biến, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong công tác nghiên cứu thống kê.
Xem thêm: 12 công cụ quản lý thời gian hiệu quả nhất dành cho Học sinh – Sinh viên

Kiến Thức Đào Tạo