Nhân sự là gì? 5 Công việc cụ thể đối với một nhà nhân sự
Nhân sự là gì? 5 Công việc cụ thể đối với một nhà nhân sự
Nhân sự còn được mọi người gọi bằng một cái tên khác là HR (Human Resource). Đây được coi là một trong những bộ phận rất quan trọng trong mọi tổ chức. Bộ phận quản lý nhân sự này tập trung chủ yếu vào việc tối đa hết mức, tăng năng suất lao động và xử lý tất cả các vấn đề xảy ra có liên quan đến bộ phận nhân sự. Việc bộ phận nhân sự quản lý và đào tạo nguồn lực quan trọng cũng như giá trị nhất của tất cả các doanh nghiệp là con người, thì bộ phận quản lý nhân sự sẽ giúp công ty hoạt động một cách có sự tổ chức và đạt được hiệu quả cao nhất so với mục tiêu đã đề ra. Ngành nhân sự là đảm nhiệm những công việc có liên quan đến con người của một tổ chức, chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi hoạt động có liên quan đến nguồn nhân lực và hưởng phúc lợi đối với người lao động. Khi một công ty thực hiện thay đổi cơ cấu hay mở rộng quy mô nhân sự để tận dụng lợi thế cạnh tranh, HR sẽ đóng vai trò chủ chốt giúp doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi bất ngờ của môi trường và giải quyết nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao.Nhân sự là gì ?
[caption id="attachment_8344" align="alignnone" width="696"] Nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng[/caption] Nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng đối với doanh nghiệp, họ đảm nhiệm công việc tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng nhân viên, đào tạo đội ngội nhân viên và quản lý về mặt phúc lợi cho nhân viên của doanh nghiệp. Công việc này tuy không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lại là mấu chốt giúp cho doanh nghiệp thu hút, quản trị và phát triển được đội ngữ nhân sự. Hoạt động của quản lý nhân sự nó rất phong phú vì còn phụ thuộc vào nhiều vào vị trí khác nhau mà được đảm nhiệm. Một số vị trí phù hợp đối với người học về ngành nhân sự như: giám đốc nhân sự, giám đốc về bộ phận đào tạo và phát triển, chuyên viên đào tạo, quản lý dịch vụ việc làm,... Quản lý nhân sự đối tượng làm việc trực tiếp chính là người lao động và toàn bộ các công nhân viên trong một tổ chức do đó nhiệm vụ của họ sẽ đưa ra những biện pháp hay đường lối chiến lược nhân sự, hoạch định nhân sự. Nhầm thúc đẩy và quản trị được một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, tích cực và tạo được mối liên kết giữa các thành viên trong một tổ chức và giữa người lao động với người sử dụng lao động. Một nhà quản lý nhân sự tốt về mặc quản trị họ sẽ thúc đẩy được nhân viên đóng góp vào một định hướng chung của công ty, đảm bảo các mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ một cách sớm nhất, tối ưu nhất.Những công việc cụ thể của người làm công tác nhân sự phải làm
[caption id="attachment_8345" align="alignnone" width="696"] công việc cụ thể của người làm công tác nhân sự[/caption] Hoạt động chính của nhà quản lý nhân sự là làm việc với người lao động để đạt được hiệu quả cao, đóng góp giá trị cho doanh nghiệp trong đóbao gồm: tuyển dụng nhân sự, đảm bảo được một môi trường làm việc tốt cho nhân viên, quan hệ với người lao động, chế độ lương thưởng và phúc lợi, đào tạo nhân viên,.. Hiện nay, nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng nhà quản lý nhân sự thỉ thực hiện mỗi công việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo, phụ trách lương và phúc lợi cho đội ngũ nhân viên. Thức tế thì đó chỉ là những công việc nòng cốt, ngoài ra còn vô vàng những công việc phát sinh không tên xảy ra trong nghiệp vụ. Có thể liệt kê những công việc cần làm đối với một nhà quản lý nhân sự như sau:
#1 Tổ chức hành chính
Bộ phận hành chính nhân sự họ phụ trách về việc quản lý tổng thể thông tin và tình hình nhân sự trong một tổ chức. Quản lý nhân sự bao gồm giải quyết các vấn đề của nhân viên, xem xét và đánh giá hiệu suất, thực thi các chính sách và quy trình của công ty, giám sát sự phát triển của tổ chức và điều tra nội bộ khi cần thiết, bao gồm:- Quản lý các hợp đồng lao động hoặc hồ sơ của nhân viên.
- Hướng dẫn nhân viên mới về các hợp đồng lao động, hiểu rõ về mức lương, chính sách phúc lợi của công ty.
- Giám sát, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng lao động.
- Thực hiện chuyển phát nhanh, giao và nhận thư, hợp đồng, hóa đơn cho công ty và các phòng ban.
- Quản lý các giấy tờ, thủ tục như hợp đồng lao động, bằng khen, thủ tục nhận việc, đơn xin nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động,...
- Kiểm kê tải sản của công ty, văn phòng phẩm,..
- Hỗ trợ về việc tổ chức các sự kiện du lịch hay teambuilding trong công ty.
- Xây dựng và theo dõi nội quy, nề nếp, văn hóa công ty.
- Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.
#2 Tổ chức tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng là một nghiệp vụ cực kì quan trọng đối với ngành nhân sự. Họ chịu trách nhiệm thực hiện quá trình thu hút, sàng lọc, lựa chọn và chỉ định ứng viên phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang cần tuyển. Bằng chứng cho công việc này chính là đội ngũ nhân tài mà tổ chức đang sở hữu và quá trình quản trị khai thác một cách triệt để năng lực của đội ngũ nhân viên. Các công việc cần làm của nhân viên tuyển dụng:- Lên kế hoạch và triển khải các công tác tuyển dụng đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp.
- Đăng thông tin tuyển dụng lên các kênh, cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí cần tuyển cho ứng viên, tiếp cận đối với ứng viên tiềm năng.
- Sắp xếp lịch phỏng vấn cho nhân viên
- Thực hiện hình thức tuyển dụng nhân viên trực tiếp hoặc qua điện thoại
- Giám sát và đánh giá năng lực của ứng viên
- Tổ chức những sự kiện với mục đích thu hút nhân sự
- Hình thành một mạng lưới ứng viên tiềm năng để phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng
- Soạn các văn bản, các loại thư từ như thư xác nhận, thư từ chối, báo cáo tuyển dụng,..
- Liên kết với các nguồn cung ứng nguồn nhân lực đáng tin cạy: Trường Đại học, Cao đẳng, đơn vị đào tạo nghề… phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của đơn vị
- Giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp lý trong tuyển dụng.
#3 Đào tạo và phát triển
[caption id="attachment_8346"align="alignnone" width="696"] Đào tạo và phát triển[/caption] Doanh nghiệp phải hỗ trợ cho nhân viên những kiến thức cũng như các công cụ giúp họ thành công trong công việc, trong đó bao gồm các khóa đào tạo cho nhân viên mới nhằm giúp họ nắm vững được nghiệp vụ cũng như hòa nhập được với môi trường và văn hóa của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận quản lý nhân sự hiện nay cung cấp được những buổi rèn luyện về kỹ năng lãnh đạo và phát triển chuyên môn. Đào tạo lãnh đạo được áp dụng cho các giám sát viên hoặc nhà quản lý nhân sự mới được tuyển dụng và thăng chức về các chủ đề như quản lý hiệu suất và cách xử lý các vấn đề quan hệ nhân viên ở cấp bộ phận. Sau đây là một số công việc có liên quan đến nhóm này:
- Lập kế hoạch và triển khai các khóa, lớp đào tạo cho nhân viên với mục đích phát triển được kiến thức, kỹ năng để áp ứng được nhu cầu của công việc.
- Xây dựng một giáo án, đảm bảo rằng kế hoạch đào tạo được diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Giám sát, đánh giá chất lượng sau mỗi khóa đào tạo
- Hướng dẫn nội quy, đào tạo nghiệp vụ và phổ biến văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới.
#4 Lương thưởng và phúc lợi
Lương thưởng ở đây chính là khoản tiền mặt hoặc tiền lương để trả cho người lao động khi họ hoàn thành nhiệm vụ của một người nhân viên. Phúc lợi thì không nhất thiết phải là kiện kim mà nó còn được thể hiện qua những lợi ích nhằm tạo động lực cho nhân viên và giữ chân nhân viên ở lại với doanh nghiệp. Một nhân viên C&B phải hình thành được một cấu trúc lương thưởng và đảm bảo được cung cấp những lợi ích cạnh tranh nhằm thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty. Các công việc cụ thể như:- Thực hiện các công tác chấm công, quản lí các việc nghỉ lễ, nghỉ phép, đi trễ, nghỉ việc,..
- Xây dựng được một bảng lương theo vị trí công việc và năng lực.
- Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, chế độ bảo hiểm, đóng thuế…
- Xử lí các vấn đề phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên.
- Hình thành được một hệ thông đánh giá hiệu quả cho từng công việc, cấp bậc,..
- Quản lí các hợp đồng lao động và hồ sơ nhân viên
- Thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
- Tính lương và các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty.
#5 Công tác: Đánh giá - Xếp loại - Khen thưởng - Kỷ luật lao động
Công tác đánh giá – xếp loại nhân viên/bộ phận dựa trên ý thức – tinh thần làm việc và KPIs cho từng nhóm đối tượng được thực hiện định kỳ, phục vụ cho mục đích khen thưởng – kỷ luật là một phần không thể thiếu của phòng nhân sự. Kỷ luật lao động và xem xét trách nhiệm vật chất: bộ phận nhân sự đóng vai trò tham vấn và đại diện người sử dụng lao động ra quyết định cuối cùng. Xem thềm: Kiến thức tuyển dụng nhân sự dành cho dân HR 2022Sự Kiện Nổi Bật
Hướng dẫn kích hoạt tính năng ẩn của Windows 11 bằng ViVeTool
Copilot Microsoft Edge cho phép chọn nguồn thông tin để đưa ra câu trả lời
Cách sử dụng Voice Control trên iPhone để chụp hình, lướt mạng xã hội
Một số tính năng nâng cao bảo mật trên trình duyệt Microsoft Edge
Cách kiểm tra số lần sạc trên điện thoại Samsung (đã thử với One UI 6.1)
Chia sẻ nhanh cách chỉnh góc chiếu cao thấp đèn xe