LỢI ÍCH CỦA NGÂN SÁCH

LỢI ÍCH CỦA NGÂN SÁCH

Thống nhất mục tiêu: Lập ngân sách là việc phải phối hợp tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp vì vậy sẽ tạo ra sự thống nhất mục tiêu trong toàn doanh nghiệp. Dự đoán rủi ro: việc dự báo trước tình hình hoạt động doanh nghiệp sẽ buộc các nhà quản lý chuyển từ việc phản ứng đối với tình huống và sự kiện sang việc dự đoán chúng.Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị các phương án đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Chủ động nguồn lực: việc lập ngân sách sẽ cho thấy để đạt được mục tiêu cần phải sử dụng những nguồn lực nào và sử dụng ra làm sao. Điều này giúp cho các nhà quản lý cấp cao nhất doanh nghiệp có kế hoạch chủ động nguồn lực trong doanh nghiệp. Tạo chuẩn: ngân sách sau khi được phê duyệt sẽ được sử dụng như  một “chuẩn” để so sánh hoạt động của doanh nghiệp. Ngân sách giúp các nhà quản lý xác định trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện và giải quyết các biến động. [caption id="attachment_3011" align="alignnone" width="1200"]lợi ích của ngân sách lợi ích của ngân sách[/caption]

CÁC BƯỚC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH

Bước 1: Lập ra Ban hoạch định Ngân sách để chủ trì việc lập Ngân sách
  • Ban Giám đốc
  • BP Kinh doanh
  • BP sản xuất
  • BP Hành chính – Nhân sự
  • BP Tài chính – Kế toán
Bước 2: Xác định yếu
tố quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp để lập ngân sách quyết định. Nhân tố quyết định là nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình hoạch định các ngân sách khác trong doanh nghiệp. Ngân sách quyết định là ngân sách được lập dựa trên các yếu tố quyết định này và là cơ sở để lập các ngân sách khác. Doanh thu từ bán hàng là nguồn ngân sách quan trọng và quyết định do lượng hàng bán và doanh thu là những nhân tố quyết định. Các ngân sách khác như ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp,chi phí sản xuất chung, ngân sách tài chính, chi phí quản lý… được tính toán dựa trên cơ sở của ngân sách bán hàng. Bước 3: Phân tích và tổng hợp tất cả thông tin Các ngân sách trong doanh nghiệp thường được xây dựng từ dưới lên. Các thông tin chủ yếu có thể thu thập ở trong doanh nghiệp từ định mức và số liệu quá khứ hoạt động như công suất máy, giờ công, định mức nguyên vật liệu, giờ công… Ở một số bộ phận như bộ phận Bán hàng & Marketing hay Bộ phận mua hàng, việc xây dựng ngân sách phụ thuộc khá nhiều vào thông tin bên ngoài thị trường như: xu hướng sắp tới của thị trường đối với giá cả và sức tiêu thụ các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất cũng như khả năng cung cấp các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Bước 4 : Hoạch định ngân sách tổng hợp Bao
gồm:
  • Bảng kết quả kinh doanh
  • Bảng cân đối kế toán
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ
Danh mục ngân sách
  1. NS Bán hàng
  2. NS Sản xuất
  3. NS CP Nguyên Vật liệu
  4. NS CP Nhân công trực tiếp
  5. NS CP Sản xuất chung
  6. NS Tồn kho Thành phẩm
  7. NS CP Bán hàng
  8. NS CP Quản lý Doanh nghiệp
  9. NS Thu tiền
  10. NS Chi tiền
  11. NS Lưu chuyển tiền tệ
  12. NS Dự toán kết quả Kinh doanh
  13. NS Bảng Cân đối kế toán

KIỂM SOÁT THỰC HIỆN NGÂN SÁCH

Phân tích biến động lợi nhuận Biến động doanh thu:
  • Biến động lượng bán = (Lượng bán thực tế - Lượng bán KH) x Giá bán Thực tế
  • Biến động giá bán = (Giá bán thực tế – Giá bán kế hoạch ) x Lượng bán kế họach
Biến động nguyên vật liệu
  • Biến động lượng sử dụng= (Lượng sử dụng thực tế – Lượng sử dụng kế hoạch) x Giá mua thực tế
  • Biến động giá mua = (Giá mua thực tế – Giá mua kế hoạch) x Lượng sử dụng kế hoạch
Biến động chi phí nhân công
  • Biến động thời gian làm việc = (Tổng thời gian thực tế – Tổng thời gian kế hoạch) x Đơn giá giờ công thực tế
  • Biến động tiền công = (Đơn giá giờ công thực tế – Đơn giá giá công kế hoạch) x Tổng thời gian kế hoạch
>>>> xem thêm: Phân tích môi trường kinh doanh

Kiến Thức Đào Tạo