5 Kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lý

Kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lý

Bạn có thể hiểu kỹ năng quản trị là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo. Bời vì, khi bạn chủ động tìm hiểu và trang bị cho bản thân thật nhiều kỹ năng nó sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc quản trị doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay của KienThucDaoTao.com sẽ cho bạn một số gợi ý về kỹ năng quản trị. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng quản trị là gì

Kỹ năng quản trị là khả năng, kinh nghiệm làm việc và mức độ quen thuộc trong quá trình thực hiện công việc đó. Nó yêu cầu bản thân bạn phải vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân để giải quyết và hoàn thành các tình huống được phân công hoặc một số tình huống phát sinh xảy ra trong công việc. Đồng thời bạn cũng có thể bàn bạc, trao đổi với các cá nhân khác hay đội nhóm để hoàn thành kế hoạch này. Sức ảnh hưởng của kỹ năng quản trị còn phụ thuộc vào mỗi cấp bậc quản trị khác nhau trong doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể, kỹ năng tư duy sẽ được yêu cầu nhiều hơn đối với các cấp quản trị càng cao. Còn đối với cấp quản trị thấp thì họ sẽ yêu cầu kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật cao hơn. Đối với kỹ năng nhân sự thì cấp bậc nào cũng quan trọng. Các nhà tuyển dụng họ sẽ thường tuyển dụng các ứng việc có kỹ năng quản trị vì họ được trang bị một nền tảng kiến thức rộng về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Ví dụ như kế toán, bảo hiểm, tài chính, quản lý nguồn nhân lực,... Đồng thời họ cũng có thể quản lý hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trong công ty bởi vì nắm rõ được cách thức vận hành của từng chức năng. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng theo dõi xu hướng thị trường và tư vấn cho công ty của họ về cách ứng phó để duy trì tính cạnh tranh.

5 kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lý

[caption id="attachment_8197" align="alignnone" width="696"]kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lý kỹ năng quản trị cần thiết dành cho nhà quản lý[/caption] Kỹ năng quản trị là thành quả của một quá trình dài làm việc, tích lũy, học hỏi kiến thức và trao dồi không ngừng nghỉ về nhiều nhóm kỹ năng cũng như là kiến thức. Để có thể trở thành một nhà quản lý tốt và mẫu mực, thì điều đầu tiên bạn nên xác định rõ ràng về lộ trình nâng cao năng lực của mình. Đầu tư kiến thức và kỹ năng một cách nghiêm túc, có như thế thì bạn mới có thể đạt được những kết quả bạn thân mong đợi.

#1 Kỹ năng: Lập kế hoạch và tư duy chiến lược

Sự khác biệt to lớn và dễ nhận biết nhất giữa nhân vien với nhà quản trị đó là về kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược. Khi bạn còn là một nhân viên, bạn luôn luôn cố gắng để hoàn thành KPI được đặt ra. Và đó chính là một ví dụ rất điển hình về bản kế hoạch mà cấp trên dành cho bạn giao cho từng thành viên để thực hiện và hoàn thành nó một cách tốt nhất. Còn đối với kỹ năng quản trị cấp cao thì yêu
cầu về kỹ năng tư duy chiến lược càng cao đồng thời phải có được tầm nhìn dài hạn hơn. Công việc lập kế hoạch và tư duy chiến lược trong kinh doanh nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người quản lý trong việc phát họa ra được những công việc nào mình nên ưu tiên và phát triển nó cách tối ưu nhất. Do đó, khi bạn đang tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ hiện tại thì bạn cũng nên lập một kế hoạch chi tiết, cụ thể cho tương lai. Việc lên kế hoạch giúp bạn xác định được công việc nào ưu tiên và phù hợp đối với công ty, tham khảo qua hệ thống chính sách và tham gia đào tạo quản lý các hoạt động của đội nhóm. Để hoàn thành được việc này một cách tối ưu nhất, bạn cần nắm rõ được nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là gì? Từ những nguồn lực bạn sẽ vạch ra được con đường hành động một cách cụ thể, chi tiết nhất. Thực tế thì kế hoạch luôn bị thay do các yêu tác động bên ngoài lẫn khách quan - chủ quan. Nhưng với một tư duy chiến lược rõ ràng của bạn sẽ luôn có những kế hoạch dự phòng để áp dung thay thế.

#2: Kỹ năng: Quản lý và đào tạo

Tiếp theo, bản thân bạn phải có được kỹ năng quản lý và đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Kỹ năng quản lý bao gồm việc bạn vận hanh, tổ chức công việc và các hoạch định các chiến lược:
  • Vận hành và tổ chức công việc bao gồm phân bổ công việc một cách hợp lý và hiệu quả nhất nhằm tăng năng suất của các nhân viêc cấp dưới để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
  • Hoạch định là việc bạn thiết lập các mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, từ một mục tiêu nhỏ đến mục tiêu lớn hơn. Để có thể hoạch định các mục tiêu một cách tối ưu, yêu cầu người quản lỹ cần có được tầm nhìn để có thể xác định đúng hướng đi của một doanh nghiệp.
Song song việc các nhà quản lý đưa ra các quyết định trong công việc, thì các nhà quản lý cũng đóng vai trò hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân viên. Xây dựng nhiều chương trình để nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhân viên. Đối với một nhà quản lý, bạn nên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các thành viên trong đội ngũ của mình. Thông qua việc chia sẻ đó giúp họ cảm thấy tự tin hơn và phát triển năng lực bản thân, có nhiều sáng tạo trong công việc để đóng góp chung vào sự phát triển của doanh nghiệp. [caption id="attachment_8195" align="alignnone" width="696"]Nhận thức về thương mại Nhận thức về thương mại[/caption]

#3 Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng nhân sự là bao gồm các kiến thức nhân sự, làm hài hòa các mối quan hệ, điều hành và phân phối con người một cách hợp lý. Điều này giúp mọi người gắn kết với nhau hơn, hình thành nên một mạng lưới vững chắc để thực hiện các công mục tiêu của doanh nghiệp một cách sớm nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản trị chưa bao giờ dễ dàng, nó đòi hỏi người quản lý không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức qua từng ngày và nâng cao năng lực chuyên môn và hiểu được tâm lý nhân viên. Nhà quản lý
khi sắp xếp nhân viên đúng vị trí và phù hợp với năng lực của họ thì hiệu quả công việc sẽ phát huy và đóng góp tích cực vào tình hình kinh doanh của tổ chức. Ngược lại, nếu phân công sai người sẽ làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu chung.

#4 Kỹ năng giao tiếp và tạo động lực

Hiện tại, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng trình bày hay kỹ năng quản trị cảm xúc được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất đối với một nhà quản lý. Kỹ năng quản trị còn yêu cầu người quản lý bạn cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp thật tốt. Bạn cần làm việc với rất là nhiều người từ nhân viên, trưởng phòng, đối tác,... giao tiếp được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như qua email, điện thoại và các cuộc họp trực tiếp với các bộ phận. Nên việc đảm bảo giao tiếp rõ ràng, rành mạch và hiệu quả là điều kiện cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp cho người quản lý dễ dàng trao đổi công việc với nhân viên của mình hơn. Nên có được những cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để người quản lý có thể lắng nghe và hiểu được nhân viên mình hơn. Đó cũng là yếu tố quan trọng đối với kỹ năng quản trị. Kỹ năng quản trị muốn nhà quản lý phải có được sự cởi mở, tích cực trong công việc. Điều đó sẽ làm môi trường làm việc trở nên vui vẻ và lành mạnh. Kỹ năng này yêu cầu người quản lý phải thật sự tinh tế, nhạy bén cũng như phải có được kinh nghiệm xã hội. Nó giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình.

#5 Nhận thức về thương mại

Việc nhận thức được về thương mại cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ năng quản trị. Giúp cho nhà quản lý có được một định hướng phát triển doanh nghiệp trước những biến động trong nền kinh tế hiện nay. Nhận thức về thương mại và nhạy bén trong kinh doanh có thể là bước ngoặc lớn để phát triển sự nghiệp của một nhà quản lý. cho dù bạn chỉ mới bắt đầu hoặc bạn là một chuyên gia có kinh nghiệm. Với nó, bạn sẽ đưa ra các quyết đinh hợp lý, tối ưu nhất. Nếu không, quyết định của bạn sẽ nông cạn và mọi người sẽ nhanh chóng mất đi sự tin tưởng với bạn. Nhưng để nhận thức tốt về thương mại, bạn cần chứng minh răng: bạn hiểu rõ được mục tiêu của doanh nghiệp cũng như lĩnh vực mà công ty có liên quan. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm việc làm giám đốc kinh doanh thì đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho bạn trong bối cảnh hội nhập hiện nay về thương hiệu doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là 5 kỹ năng quản trị mà một nhà quản lý cần trang bị cho mình. Với việc sử dụng các giải pháp quản lý thì bạn hoàn toàn có thể nhận thêm sự hỗ trợ từ nhiều công cụ khác nhau nhằm tăng tính hiệu quả cho quy trình quản trị. Xem thêm:Quản trị tài chính và sức ảnh hưởng quan trọng đến doanh nghiệp 2022

Kiến Thức Đào Tạo