Giới thiệu tổng quan về quản trị nhân sự

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

Ngày nay, công việc của người quản trị nhân sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì vai trò của bộ phận quản trị nhân sự càng quan trọng. Người quản trị nhân sự được ví như cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy quản trị nhân sự là gì? Người quản trị làm những công việc gì? Thì sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Quản trị nhân sự là công việc quản lý người lao động của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức . Phụ trách công việc tuyển dụng, đào tạo, kiểm tra, đánh giá và đề bạt hưởng chế độ theo quy định của doanh nghiệp. Đồng thời, giám sát và đảm bảo người lao động thực hiện đúng theo quy định của doanh nghiệp nhưng vẫn tuân thủ luật lao động. Bất kỳ một công ty,doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có bộ phận nhân sự. [caption id="attachment_4595" align="alignnone" width="1024"]Nhiệm vụ của người quản trị nhân sự  Nhiệm vụ của người quản trị nhân sự[/caption]

1. Nhiệm vụ của người quản trị nhân sự

Nhiệm vụ chính của người quản trị nhân sự là tìm kiếm, tuyển dụng đúng người, đủ số lượng, đúng lúc dựa trên các yêu cầu cần thỏa mãn ở từng vị trí của doanh nghiệp. Nhằm đạt được yêu cầu mục tiêu về nhân sự mà doanh nghiệp đã đề ra. Bên cạnh đó, người quản trị nhân sự còn phải điều hành, quản lý hành chính nhân sự, đào tạo phát triển và duy trì đội ngũ người lao động. Người quản trị nhân sự là người có trách nhiệm xây dựng đường lối, chính sách, quy
định phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy yêu cầu người quản trị không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có tầm nhìn để đưa ra những chiến lược kịp thời, điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế doanh nghiệp thay đổi theo từng giai đoạn. Người lao động là bộ phận nòng cốt, là nguồn lực quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Cho nên người quản trị nhân sự cần nắm được năng lực, nguyện vọng, sở thích, nhu cầu,…khác nhau của người lao động để thay đổi, điều chỉnh chế độ doanh nghiệp đảm bảo phù hợp từng vị trí. Phải làm cho người lao động thấy những cống hiến của họ được ghi nhận để họ cảm thấy thỏa mãn, hài lòng với doanh nghiệp thì mới có thể giữ chân họ gắn bó và cống hiến lâu dài với doanh nghiệp. Luôn công minh xử lý khách quan trọng mọi vấn đề để luôn nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm. Bên cạnh đó để thu hút được nguồn lao động thì nhà quản trị nhân sự cần xây dựng chế độ lương thưởng, chính sách, đãi ngộ,.. phải thật hấp. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội quản lý nhân sự (SHRM), phía dưới đây là một số thách thức mà các nhà quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp phải trong vòng 10 năm gần đây mà ban có thể tham khảo:
  • Gần 59% cho rằng việc giữ chân và khen thưởng những nhân viên nòng cốt là một vấn đề lớn.
  • Gần 46% nhân viên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy không thỏa mãn về chính sách lương thưởng, đãi ngộ.
  • 52% nghĩ rằng phát triển thế hệ lãnh đạo tiếp
nối là một thách thức khó khăn.
  • 36% cảm thấy rằng việc tạo ra một văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc thân thiện sẽ thu hút nhân tài.
  • Việc biết rõ những thách thức trên sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà quản trị nhân sự xây dựng và quản lý hiệu quả nguồn lao động của mình. [caption id="attachment_4594" align="alignnone" width="1024"]Kỹ năng cần có của người quản trị nhân sự Kỹ năng cần có của người quản trị nhân sự[/caption]

    2. Các kỹ năng cần có của một người quản trị nhân sự

    Người quản trị nhân sự cần trang bị cho mình những kỹ năng như: Kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ngoại ngữ chuyên ngành về giao tiếp nhằm hỗ trợ cho thực tế công việc đảm nhiệm. Qua đây chúng ta nhận thấy được một điều rằng chỉ khi nhà quản trị hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thì doanh nghiệp mới đạt hiệu quả cao trong kinh doanh/sản xuất. Quản trị nhân sự đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy của một doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Xem thêm: Quản lý trực quan là gì ? 4 hình thức quản lý trực quan cơ bản Thông tin kiến thức sẽ được Team kiến thức đào tạo cập nhật thường xuyên tại wedsite để phát triển nội dung thông tin Kiến thức đào tạo luôn mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của cộng động thông qua địa chỉ email: info@kienthucdaotao.com