Điểm mạnh của bản thân và 3 điều kiện cần thiết

Điểm mạnh của bản thân là gì ? 

Chúng ta thường chia sẻ với nhau là mình cần phải hiểu điểm yếu và điểm mạnh của bản thân là gì, rồi tập trung vào thế mạnh của mình để định hướng nghề nghiệp, để định hướng lựa chọn và quyết định. Khi dấn thân vào những dự án, công việc, nghề nghiệp dựa trên thế mạnh, mình sẽ hăng hái hơn, xuất sắc hơn, sáng tạo hơn, và đương nhiên là vì vậy mà thành công hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điểm mạnh của bản thân là gì, và thứ bạn giỏi chưa chắc đã là thế mạnh. 

Điểm mạnh của bản thân cần phải hội đủ 3 điều kiện:

[caption id="attachment_8680" align="alignnone" width="696"]Điểm mạnh của bản thân cần phải hội đủ 3 điều kiện Điểm mạnh của bản thân cần phải hội đủ 3 điều kiện[/caption] Là thứ bạn giỏi, là thứ tiếp thêm năng lượng cho bạn một cách tự nhiên mỗi khi bạn thực hiện hay dấn thân, và cuối cùng là bạn luôn có hay tự tạo động lực để làm việc đó chứ chẳng bao giờ phải đi vay mượn, nhờ vả động lực hay năng lượng của ai hết. Khi bạn giỏi một thứ gì đó, ví dụ giỏi tiếp khách, vì bạn biết cách entertain - giải trí cho khách khứa, ăn gì ngon ở đâu, ăn gì uống kèm rượu gì, karaoke khách loại gì thì đưa đi đâu, đi club chơi thì khách nào nên đưa vào ổ nào, quà cáp ai thì nên mua gì tặng sao. Nói chung là các món ăn chơi giải trí bạn rành rẽ trong lòng bàn tay. Khách đưa vào tay bạn thì không ai mà không chiều được, và đương nhiên bỏ ra thì ai cũng hài lòng đến vô cực. Chẳng hạn bạn giỏi cái môn đó. Nhưng thật ra bạn ghét cay ghét đắng chuyện này. Làm thì phải làm vì việc thảy
đến tay và để làm hài lòng sếp thôi, vì nhiệm vụ, vì cái thế phải làm cho con đường công danh sự nghiệp chứ ghét cay ghét đắng ba cái trò ấy, và mỗi khi phải triển xong một trận giải trí như vậy thì bạn cạn kiệt, mệt mỏi, ngán ngẩm đến tận cổ. Vậy thì đó có thể là thứ bạn giỏi, để chứng tỏ hay để làm hài lòng ai đó chứ không phải là thứ bạn đam mê. Và như vậy, có thể giỏi nhưng không phải là điểm mạnh. Ngược lại, cũng là thứ bạn làm giỏi như trở bàn tay, vì kiến thức bạn có, vì kỹ năng bạn xịn, vì network bạn có sẵn, và được cái nó là thứ bạn làm hoài không biết mệt, càng làm càng hăng máu, càng thêm năng lượng, càng sáng tạo, càng bày biện ra đủ trò để cho nó hay ho hơn, xịn sò hơn, đỉnh của chóp hơn.

Cách tìm ra điểm mạnh của bản thân

[caption id="attachment_8679" align="alignnone" width="696"]Cách tìm ra điểm mạnh của bản thân Cách tìm ra điểm mạnh của bản thân[/caption] Năng lượng và nhiệt huyết được sinh ra từ việc bạn làm, rồi nó lại được sử dụng để nuôi nấng tinh thần cho bạn tiếp tục làm. Cái vòng tròn khép kín này nó cứ thế mà vận hành, thứ này tiếp năng lượng cho thứ kia, nên dù thấy làm quá trời mà sao vẫn tình bơ, cười hết ga, bung hết cỡ. Năng lượng tích cực nó vỡ oà, làm toả xung quanh con người bạn, lan truyền sang bất kỳ ai may mắn chạm vào. Không cần ai truyền động lực, truyền cảm hứng hay động viên gì ráo. Bạn như cái máy phát năng lượng, tự tạo tự phát, chạy ầm ầm mà chẳng bao giờ hết nhiên liệu. Khi ở trong trạng thái như vậy, bạn biết đó là điểm mạnh của bản thân mà mình đang tận
dụng. Cho nên, giỏi chưa chắc là điểm mạnh. Điểm mạnh, ngoài giỏi, còn cần thêm yếu tố năng lượng và động lực tự tạo. Giờ, bạn có thể ngồi xuống phản tư xem đâu là thứ mình giỏi và đâu là điểm mạnh để có thể hiểu rỡ hơn, tường tận hơn về bản thân và điểm mạnh của bản thân.

Bài tập rất đơn giản như sau:

  • Liệt kê tất cả những chuyện bạn làm giỏi và được người khác công nhận là bạn giỏi
  • Khoanh tròn những thứ bạn giỏi nhưng chán hay ghét, làm chủ yếu vì bị ép hay vì hoàn cảnh
  • Đánh dấu tick trên những việc bạn vừa giỏi vừa thích, vừa có thêm năng lượng khi làm, vừa có động lực không bao giờ cạn để làm
Giờ thì bạn hiểu rất rõ rồi đó, và biết cần phải tập trung vào điểm mạnh nào để có thể giúp bản thân định hướng, lựa chọn, dấn thân. Thế mạnh cũng có thể được tìm hiểu qua cách làm nghiên cứu (survey) nếu bạn không chắc thế mạnh của bạn là gì hãy thử với các bài trắc nghiệm để biết điểm mạnh của bản thân là gì. Đương nhiên không phải chỉ 1 cái survey mà giải quyết được hết vấn đề, nhưng ít ra nó có thể làm tài liệu tham khảo định hướng suy nghĩ cho bạn. Làm xong, thử ngồi phản tư xem kết quả có trùng khớp với cách bạn đã và đang tiếp cận và vận hành với thế giới bện ngoài hay không. Từ đó, bạn có thể hiểu ra thêm về mình, về khuynh hướng chung tạo nên thói quen hay tính cách, thế mạnh của bản thân mình để có thể tập trung khai thác thế mạnh một cách tới ưu nhất, giúp bản thân ngày càng thành công.

Kiến Thức Đào Tạo