Quy trình quản trị và thu hồi công nợ 2021
Quy trình quản trị và thu hồi công nợ giúp bạn có kế hoạch rõ ràng về thu hồi nợ
1. Thu hồi công nợ là gì ?
Công việc thu hồi công nợ bao gồm những hoạt động như sau:- Xác định khoản phải thu đối với khách hàng.
- Phân loại khách nợ
- Lựa chọn nhân viên thu hồi nợ
- Nắm rõ thông tin khách hàng và xây dựng kế hoạch hành động để thu hồi công nợ
- Nhắc nhở khách hàng về thời gian thanh toán
- Đàm phán, thương lượng với khách hàng để thu hồi nợ.
- Nhờ đến sự can thiệp của tòa án để giải quyết (trong trường hợp nợ khó đòi, quá hạn lâu, cố ý không thanh toán)
- Xử lý các vấn đề khiếu nại (nếu có)
- Lập báo cáo công việc
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng
ý nghĩa của thời gian - rủi ro ?
Doanh nghiệp đạt được trạng thái hoạt động lý tưởng khi và chỉ khi không còn nợ quá hạn và không bị bất cứ doanh nghiệp nào chiếm dụng vốn quá thời gian quy định. Trên thực tế đa số các doanh nghiệp thường có tư tưởng mong muốn chiếm dụng vốn từ các công ty, doanh nghiệp đối tác càng lâu để càng có lợi cho mình, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn những năm gần đây. Nếu trường hợp này xảy ra các doanh nghiệp bên bán hay cho vay mượn sẽ rơi vào tình trạng khó khăn thậm chí phá sản cũng bởi vì không thể thanh toán các khoản nợ hoặc không đòi được công nợ đã quá hạn của khách hàng. Thời gian thanh toán công nợ tỉ lệ thuận với rủi ro trong thương trường đầy biến động. Khoản nợ càng kéo dài thời gian thanh toán thì đồng nghĩa với việc có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào (thiếu nguồn vốn, công nợ xấu, phá sản,..), tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình hợp tác doanh nghiệp cần xem xét kỹ đối tượng khác hàng, theo sát tình hình hoạt động/sử dụng của khách hàng, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp thu hồi nợ để phù hợp với tình hình thực tế. Nhằm để đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả và tránh rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.ý nghĩa của thái độ - hệ quả ?
Trong quá trình thu hồi nợ bạn sẽ gặp không ít những khó khăn, khách hàng nợ thường thiếu thiện chí hợp tác, có khả năng chi trả nhưng cố tình kéo dài thời gian thanh toán,... Trước tiên cá nhân người đi thu hồi nợ cần có thái độ lịch sự, tự tin, nhã nhặn, kiên nhẫn, khéo léo trong việc ứng phó giải quyết các vấn đề, xử lý các tình huống giao tiếp và có khả năng thương lượng tốt. Nắm bắt được tâm lý và thái độ của khách hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp bạn có thể đưa ra cách ứng xử và phương án giải quyết phù hợp đối với từng kiểu khách nợ để đạt được hiệu quả cao như mong muốn là thu hồi được khoản nợ và duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng.2. Nguyên tắc quan trọng trong quản trị và thu hồi công nợ
Luôn nắm rõ và tuân thủ những quy trình, nguyên tắc của doanh nghiệp bạn trong quá trình tiến hành quản trị và thu hồi nợ. Mặc dù công tác quản lý và thu hồi nợ ở các doanh nghiệp đều được xây dựng dựa trên những quy trình chuẩn, nhưng sẽ có những điểm khác để phù hợp với từng doanh nghiệp và từng loại hình kinh doanh. Chính vì vậy đòi hỏi người trực tiếp phụ trách phải nắm vững những quy trình và nguyên tắc đặc thù của doanh nghiệp mình. Nếu trong quá trình thực hiện gặp những vấn đề phát sinh cần hỗ trợ thìliên hệ trực tiếp cấp quản lý của bạn để xin ý kiến. Tránh những trường hợp tự ý đưa ra quyết định vượt quá quyền hạn của bạn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp bạn. Hãy nhớ phải luôn tập trung vào mục đích đòi nợ, lập trường luôn vững vàng và kiên định, luôn giữ thế chủ động trong giao tiếp. Tuyệt đối không được sử dụng những biện pháp sai lệch chuẩn mực đạo đức hay vi phạm pháp luật như: Có hành vi đe dọa, khủng bố tinh thần, dùng vũ lực để ép buộc khách nợ trả tiền. Rủ rê, lôi kéo hay thuê thêm người trong việc đi thu hồi nợ. Tự ý vào nhà, đạp phá hay siết tài sản để khấu trừ vào khoản nợ ngoài ý muốn của người nợ. Đặc biệt, tuyệt đối không được bắt cóc người thân của khách nợ để đe dọa, uy hiếp, khống chế để buộc khách phải trả nợ,... Bởi vì, tất cả những biện pháp sai lệch tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, khiến họ rơi vào bế tắc dẫn đến những hệ lụy khôn lường không đáng có hoặc đánh mất khách hàng của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến cả uy tín và công việc kinh doanh của chính doanh nghiệp của bạn.
3. Quy trình quản trị và thu hồi công nợ
Quản trị công nợ là quá trình ghi nhận, theo dõi các khoản thu và chi của doanh nghiệp khi mua/bán sản phẩm, công cụ, dịch vụ nào đó hoặc cho khách hàng vay mượn tài sản. Chỉ khi có cách quản trị tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát và quản lý nợ công tốt. Quy trình quản trị và thu hồi công nợ sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, quản lý và thu hồi nợ công một cách hiệu quả từ đó giúp cho tài chính doanh nghiệp luôn ổn định và vững mạnh.Quy trình quản trị công nợ
- Bước 1: Xây dựng bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ với các chính sách chi trả rõ ràng. Mục đích của việc này giúp hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời cũng cần yêu cầu khách hàng ký cam kết, thỏa thuận về việc thanh toán đúng quy định như trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần có những điều khoản xử lý rõ ràng nếu khách hàng không thực hiện đúng, trì hoãn chậm trễ thời hạn thanh toán như trong hợp đồng.
- Bước 2: Xây dựng quy trình quản lý chính sách công nợ khách hàng chuẩn và chuyên nghiệp. Phương pháp giao việc hiệu quả trong quản lý nhân sự phụ trách và chịu trách nhiệm với từng khách hàng, bám sát và nhắc nhở khách hàng để thu hồi công nợ.
- Bước 3: Gửi hóa đơn đến khách hàng, soạn thảo và gửi thư đòi nợ nhằm để khách hàng nắm thông tin và thu lại được nợ một cách nhanh chóng nhất.
- Bước 4: Nhắc nhở khách hàng các biện pháp nếu thanh toán chậm kỳ hạn.
Quy trình thu hồi công nợ
Trước hết bạn phải hiểu thu hồi công nợ là gì? Thu hồi công nợ là việc doanh nghiệp thu hồi lại các khoản nợ từ khách hàng khi đã cho vay mượn tài sản hoặc bán sản phẩm nhưng vẫn chưa được thanh toán hay mới thanh toán một phần. Trong quá trình thu hồi công nợ các doanh nghiệp cần quan tâm đến thời gian thu hồi công nợ. Việc quy định khoảng thời gian cố định rất quan trọng bởi đó là cột mốc thời gian cố định mà phía khách hàng phải chi trả số công nợ. Nếu không quy định rõ thời gian cụ thể rất dễ dẫn đến tình trạng khoản nợ đó trở thành nợ khó đòi và tồn tại trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính doanh nghiệp.Các bước thu hồi công nợ:
-
Bước 1. Nắm rõ
về khoản nợ của khách hàng. Nắm rõ khoản cần phải thu khách hàng là bao nhiêu? Mức tối thiểu phải thu nếu khách hàng gặp vấn đề khách quan trong thanh toán hợp đồng. Đây là công việc đầu tiên của mỗi nhân viên phải làm trước khi bắt tay vào thu hồi công nợ khách hàng.
-
Bước 2. Phân loại khoản nợ.
-
Bước 3. Lựa chọn nhân viên phụ trách thu hồi nợ.
-
Bước 4. Nhắc nhở khách hàng thanh toán hợp đồng.
-
Bước 5. Đàm phán thu hồi nợ
-
Bước 6. Sử dụng các biện pháp liên quan đến pháp luật.
Sự Kiện Nổi Bật
Hướng dẫn kích hoạt tính năng ẩn của Windows 11 bằng ViVeTool
Copilot Microsoft Edge cho phép chọn nguồn thông tin để đưa ra câu trả lời
Cách sử dụng Voice Control trên iPhone để chụp hình, lướt mạng xã hội
Một số tính năng nâng cao bảo mật trên trình duyệt Microsoft Edge
Cách kiểm tra số lần sạc trên điện thoại Samsung (đã thử với One UI 6.1)
Chia sẻ nhanh cách chỉnh góc chiếu cao thấp đèn xe