Phát triển tư duy mỗi giây một thay đổi

Tư duy phát triển giúp con người cải thiện được trí tuệ và tăng khả năng sáng tạo ở mọi lĩnh vực


Ở mỗi thời khắc chúng ta đứng giữa những mối lo trong cuộc sống của chính bản thân, mỗi cá nhân trong ta thường sẽ có một vài khoảnh khắc vì những yêu tố xúc tác mà sẽ tự mình đặt ra câu hỏi “ GIÁ TRỊ MÌNH NẰM ĐÂU?” Thực tế cho thấy, hiếm có ai thức sự hiểu rõ cốt lõi của bản thân đáng giá bao nhiêu và điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào tư duy của mỗi chúng ta. Vậy thì làm sao chúng ta có thể hiểu được tư duy của bản thân để mỗi một ngày trôi qua giá trị ấy được nâng cao và phát triển theo thời gian.

1. Tư duy nhận thức bản thân :

  • Tư duy về điều cần thiết:

Mỗi chúng ta sẽ là phần tử chết nếu con người không mang theo bên mình cảm xúc tự nhiên vốn có. Đừng sợ rằng mỗi vấn đề nếu chèn thêm một chút gia vị gọi là xúc giác sẽ phá hỏng sự thành công trong những nan giải của mọi tình huống ta gặp phải. Ở đây, phụ thuộc vào tần suất mà chúng ta hiểu về những cảm giác của bản thân mà cân đo như thế nào là đúng. Tích cực có, tiêu cực càng khó tránh khỏi, bởi cảm xúc có tích cực hay không đều đến từ trong những suy nghĩ của mỗi chúng ta có được. Tư duy được ta nên chọn tích cực hay tiêu cực, ta đều có quyền để chọn lựa, đúng không nào? Chúng ta sẽ hình thành được điểm nhấn của cá tính chúng ta khi biết cách phân rõ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi chúng ta để từ đó mà học hỏi và trao dồi. Tôi thấy rằng giới trẻ hiện nay rất dũng cảm vì họ có ý chí và bản lĩnh khi nhận thức rõ ràng về những sai lầm mà bản thân mắc phải, dám thừa nhận khi vấn đề cần trước một sự thừa nhận để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Điều này càng khiến tôi đánh giá cao hơn rất rõ về tư duy của mỗi người trẻ hiện nay, trung thực với năng lực chính mình, bản lĩnh để học hỏi sự mới mẻ từ những tiền bối đi trước. Điều đó càng tô đậm thêm sự tư duy về cảm xúc cá nhân để từ đó có thể nhận thức được bản thân cần gì, muốn làm những gì. Tư duy nhân thức bản thân

Tư duy nhân thức bản thân

  • Các hình thái cảm xúc chính:


Từ những cảm xúc phù hợp với giác quan của mỗi con người, chúng ta không thể tránh khỏi việc điều chế bản thân khổi những xúc tác của hormon cảm xúc. Hộc cách làm chủ các xúc cảm là một quá trình học hỏi và trao dồi, nói chính xác hơn nớ như một nghệ thuật để có thể thực hiện tốt hơn các vai trò có ảnh hưởng không nhỏ đối với các mối quan hệ trong xã

hội. Cảm xúc thể hiện hành vi, hành vi được phát sinh cùng thái độ. Nếu chúng ta có thái độ tiêu cực , sự việc sẽ dễ đi vào ngõ cụt còn bình tĩnh để đánh giá vấn đề với thái độ tích cực một cách khách quan hơn, hẳn tôi sẽ khắc phục được rất nhiều những khó khăn mà tôi nghĩ mình không có cơ hội để giải quyết được.

  • Hiểu về năng lực chính mình:

Để chúng ta có thể nhìn nhận một cách khách quan hơn về những nhu cầu, mong muốn của mỗi cá nhân mỗi người, điều tiên quyết có thể sẽ không hề phức tạp nếu như phân định rõ ràng những thái cực của điểm mạnh; điểm cần hoàn thiện của chính chúng ta. Từ đó tìm ra cơ hội để thành công hơn dù là nhỏ hay lớn thì những giá trị mà bản thân có được sẽ tạo ra những bước đệm lớn trong mỗi bước tiến thăng cấp năng lực của mỗi người. Ở những hoàn cảnh chúng ta quyết định về những phương cách giải quyết mọi vấn đề và lựa chọn cho mình một thái độ tích cực để ta có thể nhìn nhận mọi khía cạnh sự việc, tự chúng ta cũng sẽ biết được cách loại bỏ và chắt lọc những điều thừa lại để có thể tập trung hơn về những quyết định của chính mình. Đi cùng với sự nhìn nhận năng lực của bản thân, chúng ta đừng quên tặng kèm cho mỗi người một khả năng đặc biệt vốn có, điều mà tưởng chừng sẽ rất khó để có thể hình thành một cách nhìn mới cho chính mình trong cuộc sống, đó chính là đặt sự tự tin hàng đầu trước những khó khăn khi nhìn nhận một vấn đề nào đó. Hãy đặt câu hỏi rằng tôi làm được bao nhiêu việc thay vì hỏi “Liệu tối có làm được không?” Hay chứng tỏ với chính cá nhân mình trước khi phải tìm bằng mọi cách để khiến người khác thừa nhận mình. Đó sẽ là cách đơn giản nhất mà ít có người trẻ nào nhận ra được giá trị của bản thân mình sẽ quý giá biết nhường nào hơn hẳn cả việc hằng ngày phải chật vật, chỉ để.. tìm bản thân mình trong mắt người khác.


2. Tư duy tạo thói quen cá nhân:

  • Xây dựng thói quen điều chỉnh suy nghĩ lạc quan:


Ở mỗi trường hợp của mỗi vẫn đề cá nhân gặp phải, đều có nguyên do. Những tán thưởng tiêu biểu cho sự biểu hiện tích cực của con người thường bắt đầu bằng việc tự giác và tự chủ trong việc suy ngẫm những việc mà bản thân đang cần cân nhắc. Tôi từng đọc một câu văn từ tác giả Nguyễn Nhật Ánh có viết :” Để đến được thảo nguyên bình yên, đôi khi con người ta buộc phải leo qua những ngọn núi cao trong lòng mình”. Có lẽ các bạn đọc đến đây cũng có thể hiểu rằng sự tự giác suy nghĩ một cách tích cực mỗi giây phút mà ta gặp trở ngại lớn trước mắt, chưa hẳn

là ngọn đồi lớn mà mình không thể vượt qua đúng không nào?

3. Xây dựng tư duy mối quan hệ:

  • Tư duy cùng thắng:

Đối với những người trẻ có xu hướng sống khác nhau, chính bản thân họ thường có lối sống thích hợp và tạo dựng mối quan hệ xung quanh để phù hợp với cá tính và cách sống của mình. Tôi thường đặc biệt quan tâm đến những cá thể “trẻ”, vì họ không nhất thiết phải trẻ tuổi, hay không cần phụ thuộc vào những cá thể khác để làm mình vui. Họ luôn sẽ biết cách để những suy nghĩ chính mình né khỏi những vướng mắc hoặc phiền toái như người khác. Thực ra, việc lựa chọn cho bản thân một cách sống tích cực cũng là một lợi ích, tìm được lợi ích này trong những mối quan hệ ở xã hội dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng nhau sẽ hình thành sự nhân thức rõ ràng về một hướng nhìn nhận sự việc với tôi, theo thói quen chúng ta sẽ được hình dung sự lạc quan từ những chi tiết nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Là khi cái “ tôi” trong mỗi người được thay thế bằng “ chúng ta”, là sự chia sẻ thông tin, sự công nhận của mỗi cá nhân đối phương, điều đó tạo nên những phần thưởng cuộc sống giản dị đến lạ.

Nguyên tắc đối nhân xử thế xây dựng mối quan hệ Nguyên tắc đối nhân xử thế xây dựng mối quan hệ

  • Hỗ trợ, lắng nghe và biết ơn: 


Bạn sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta lại cần nhiều yếu tố trong việc xây dựng mối quan hệ trong cộng đồng đến vậy. Tuy nhiên, việc xây đắp những mối quan hệ trong xã hội sẽ hình thành cho chúng ta động lực để mỗi người có thể thay phiên nhau, nổ lực từng ngày để phát triển. Như bố mẹ chúng ta thường mong con cái mình đậu vào trường chuyên, học tập với môi trường kỹ luật và chơi cùng những người bạn tốt đó chính là sự lựa chọn của bậc làm cha, làm mẹ. Vậy lựa chọn của bạn ? Hãy hiểu rõ và lắng nghe bản thân cũng nưu chính những mối quan hệ trực thuộc “ thân cận” để biết đâu, khi những khuất mắt rõ ràng bạn chưa thể nhìn nhận được, sẽ được giải đáp bởi những giá trị bạn thường hay vun đắp và xây dựng với những khái niệm lạc quan mà bạn lan tỏa trước đây.

Nguyên tắc đối nhân xử thế xây dựng mối quan hệ nhằm duy trì và phát triển bản thân cùng với cộng đồng:

  • Đừng chỉ trích, đừng than phiền.
  • Thành thật, khen ngợi người khác
  • Khơi ngợi người khác làm điều mình muốn
  • Chân thành quan tâm tới người khác
  • Mỉm cười thật nhiều
  • Nhớ tên người giao tiếp
  • Lắng nghe với cả trái tim
  • Nói điều mà người khác quan tâm
  • Cho người khác thấy sự quan trọng của họ.

Xem thêm bài viết tại đây: Tư duy hoạch định - chinh phục mục tiêu thành côngKIẾN THỨC ĐÀO TẠO