Nhóm năng lực của người quản lý

Trong doanh nghiệp vị trí quản lý một vị trí công việc yêu cầu người quản lý phải có năng lực về chuyên môn bên cạnh đó người làm công tác quản lý cần phải có một góc nhìn rộng về con người nói chung và nhân viên của mình nói riêng vì vậy để có thể hoàn thiện người kỹ năng của mình. Bài viết sau team Kiến thức đào tạo sẽ mang đến thêm một vài kiến thức bổ ích dành cho các bạn hiện đang làm những công tác về quản lý ...

Các nhóm năng lực của người Quản lý:

  1. Năng lực chuyên môn : Người quản lý điều quan trọng nhất vẫn là chuyên môn đối với nghành nghề mà mình đang quản lý. Bạn có thể giỏi giao tiếp hoặc có thể có khả năng đàm phán trình bày những nếu thiếu đi tính chất chuyên môn của công việc thì bạn sẽ không tự tin và có thể dẫn đến việc không hoàn thành được công việc mục tiêu đề ra.
  2. Năng lực nhân sự: Khả năng quản lý đội nhóm phát triển nhân viên cần được trao dồi vì họ là những người sẽ giúp chúng ta hoàn thành những giai đoạn trong một kế hoạch lớn. Người làm quản lý cần trao dồi kỹ năng quản lý đội nhóm, Kỹ năng giao tiếp ...
  3. Năng lực quản lý: Khả năng tích kỹ kinh nghiệm và kiến thức sẽ giúp cho người quản lý nâng cao được năng lực quản lý của mình nhưng trên thực tế người quản lý cần trao dồi rất nhiều kỹ năng bằng cách phân tích rõ tình hình thực tế qua chính tổ chất công việc và có kế hoạch quản lý rõ ràng chi tiết.
 => Phần lớn người Quản lý được đưa vào vị trí Quản lý nhờ giỏi chuyên môn. Nhưng kỹ năng để giữ người quản lý ở vị trí Quản lý lại nhờ vào Năng lực nhân sự và Năng lực quản lý.

HIỂU VỀ CON NGƯỜI (Julie Lewthwaite )

  • Tập trung quan tâm
vào quản lý con người, một việc dễ mà khó. Dễ là vì quản lý con người tức là sử dụng ngay chính các kỹ năng chúng ta phát triển trong cuộc đời mình. Nhưng khó là ở chỗ có thể chúng ta không nhận ra mức độ phức tạp của tình huống.
  • Stroke – hành vi tương tác trong quan hệ ?
  • Phân tích giao dịch ?
  • Danh sách của bạn: rất nhiều thứ, chẳng có gì đúng sai ở đây cả, đơn giản đó chỉ là một danh sách của bạn mà thôi : Những thứ như tiền bạc, thời gian, công việc, con người;…...
  • Quản lý những điều trên cả trong công việc và trong cuộc sống riêng tư : quản lý ngân sách cá nhân để đủ tiền thanh toán mọi chi phí, đồng thời tại chỗ làm cũng phải quản lý một ngân sách của một dự án nào đó sao cho mọi thứ ở trong mức cho phép….
  • [caption id="attachment_2963" align="alignnone" width="600"]năng lực nhà quản lý Năng lực nhà quản lý[/caption]

    Xác định 3 loại stroke (hành vi tương tác) trong giao tiếp giữa mọi người:

    • Stroke tích cực : những hành vi như chào hỏi, trả lời một cú điện thoại, cảm ơn nhau, vỗ vào lưng nhau ngợi khen, hay một tấm thiệp, một món quà tặng nhau vào dịp nào đó.
    • Stroke tiêu cực, ngược lại, có thể là không đáp trả một lời chào hay một cú điện thoại, làm việc nhiều mà không được công nhận, một cái tát vào mặt, một ngày lễ bị quên v.v…
    • Stroke zero, tức sự thiếu liên hệ
      • Stroke tích cực phải bằng hoặc nhiều hơn hai loại còn lại.
      • Các stroke thường được biến thành nghi thức; sự trao đổi các stroke (chẳng hạn khi chào hỏi nhau) giúp hình thành một “giao dịch” (transaction).
    Bạn gặp một người quen và chỉ cần chào hỏi đơn giản là đủ. Nhưng nếu các bạn không gặp nhau đã hai tuần do một trong hai người đi
    nghỉ mát đâu đó, thì khi gặp lại, một cách tự nhiên sẽ phải dừng lại và tán dóc một lúc. Hành động này cân bằng “liều lượng” stroke, bù cho những ngày vừa qua chưa gặp nhau. Ví dụ :
    • Bạn đang quá bận rộn và “lơ” một đồng nghiệp khi cô ta chào bạn. Hoặc cũng có thể khi đó bạn đang bận và không muốn gặp ai. Hôm sau, khi bạn chào cô ta, nếu cô ta “lơ” lại bạn có quyền…giận không?
    • Bạn chủ trì một cuộc họp giải quyết một vấn đề nào đó. Một người đứng lên đưa ra ý kiến của anh ta. Nhưng đó là giải pháp mà bạn đã xem xét và gạt bỏ, thế là bạn bác bỏ ngay lập tức đề xuất của người kia. Bạn có quyền ngạc nhiên nếu người kia cộc cằn với bạn không? Nếu anh ta sau đó tỏ ra bất hợp tác và không chịu đưa ra ý kiến nào nữa khi có mặt bạn, liệu có thể coi anh ta là thiếu sáng tạo hay không?
    • Rõ ràng câu trả lời trong cả hai trường hợp đều là “không”. Hai ví dụ trên cho thấy chúng ta rất hay bỏ qua những điều cơ bản nhất trong quan hệ khi làm việc, rồi sau đó lại thắc mắc tại sao quan hệ đó bị xấu đi.
    • Chúng ta phải luôn đối xử với người khác bằng cách khen ngợi đúng lúc, không nên xem thường hay xúc phạm họ, nhất là trước mặt người khác.
    xem thêm: Giám sát là gì ? Những sai lầm trong công việc giám sát và quản lý  Nội dung luôn được team Kiến thức đào tạo biên soạn dựa theo những kiến thức mà chúng tôi tích lỹ và với tiêu chí luôn mong muốn nhận sự đóng góp ý kiến từ mọi người. Nếu bạn có những thông tin kiến thức hãy gửi về cho chúng tối qua hộp thư : info@kienthucdaotao.com

    Kiến thức đào tạo