Mâu thuẫn giữa nhân viên giải quyết như thế nào

Trong một công ty hay bất kì tổ chức doanh nghiệp nào mối quan hệ giữa nhân viên với nhau được xem là một trong những cầu nối quan trọng. Nhân viên không hòa hợp với nhau dẫn đến mâu thuẩn kéo dài điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc của doanh nghiệp đó. Vậy bạn làm gì để hạn chế tối đa những mâu thuẫn giữa nhân viên. Cùng Kiến thức đào tạo tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách để giải quyết mẫu thuẫn giữa nhân viên với nhau nhé !

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân viên với nhau 

  • Bất đồng quan điểm
  • Mục tiêu khác nhau
  • Trái ngược nhau về tính cách
  • Giao tiếp không đồng quan điểm

Bất đồng quan điểm dẫn đến mẫu thuẫn giữa nhân viên

[caption id="attachment_4902" align="alignnone" width="700"]Bất đồng quan điểm dẫn đến mẫu thuẫn giữa nhân viên Bất đồng quan điểm dẫn đến mẫu thuẫn giữa nhân viên[/caption] Biết rằng mỗi người đều có quan điểm riêng nhưng trong môi trường làm việc chúng ta cần phải biết nhìn nhận sự việc đúng sai.Trong doanh nghiệp việc nhân viên không cùng quan điểm và gấy bất đồng thì cách giải quyết mà mọi người thường hướng đến đó là tìm và hướng đến những quan điểm chung. Cụ thể trong các cuộc họp, buổi trao đổi quản lý hãy để nhân viên thoải mái đề xuất ý kiến, trao đổi với nhau. Tuy nhiên đề xuất ý kiến chưa hợp lý và bảo vệ ý kiến của mình quá mức cũng dễ xảy ra tranh cãi. Do đó, người quản lý cần phải biết kiểm soát quá trình trao đổi ý kiến giữa các nhân viên với nhau. Sau khi đã trao đổi xong, người quản lý cần đưa ra những ưu và nhược điểm của từng ý kiến đề xuất và phân tích một cách cụ thể để nhân viên hiểu được vấn đề mình đưa ra có những mặt nào. Tiếp theo đó, người quản lý thống nhất ý kiến và đưa ra sự lựa chọn cuối cùng tránh trường hợp để nhân viên tự thảo thuận và đi đến kết quả cuối cùng và giải quyết được những mâu thuẫn giữa nhân viên với nhau

Mục tiêu khác nhau của mỗi nhân viên

[caption id="attachment_4900" align="alignnone" width="700"]Mục tiêu khác nhau của mỗi nhân viên Mục tiêu khác nhau của mỗi nhân viên[/caption] Khi một người nhân viên có mục tiêu theo đuổi phát triển bản thân thì không có gì sai. Nếu đó là mục tiêu cá nhân thì người nhân viên có thể tự do theo đuổi theo đam mê của mình nhưng trong công việc với mục tiêu chung thì người nhân viên đó cần quan tâm đến việc mình làm như vậy có đúng chưa có ảnh hưởng đến công ty và mọi người hay
không. Nếu là một dự án chung của công ty của đội nhóm phải cùng nhau hoàn thành và đạt thành tích chung mà người nhân viên đó tự quyết định làm theo kế hoạch riêng của mình mà không thảo luận trao đổi với mọi người thì điều đó cũng dễ xảy ra mâu thuẫn giữa nhân viên và ý kiến bất đồng với nhau. Tình cách trái ngược của nhân viên là đều sẽ rất hiển nhiên. Vì vậy, mẫu thuẫn tính cách là điều không tránh khỏi khi ở môi trường công sở. Một người nhân viên có tính cách hòa đồng, cởi mở và hướng ngoại nhiều hơn trong khi một nhân viên khác lại sống hướng nội nhiều hơn. Điều này cũng dễ nảy sinh mâu thuẩn khi cả hai không hiểu bản chất của nhau, không tôn trọng lẫn nhau. Chẳng hạn, nhân viên có tính cách hướng ngoại họ sẽ cảm thấy bị xem thường và coi đó như một sự ích kỹ, không tôn trọng đồng nghiệp khi nhân viên hướng nội không nói chuyện với mình thay vì nghĩ đơn giản chỉ là tính cách cá nhân của mỗi người. Khi cả hai không hiểu và tôn trọng lẫn nhau mẫu thuẫn sẽ xảy ra.

Giao tiếp không tốt cũng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa nhân viên

[caption id="attachment_4901" align="alignnone" width="700"]Giao tiếp không tốt cũng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa nhân viên Giao tiếp không tốt cũng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa nhân viên[/caption] Giao tiếp không tốt cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa nhân viên với nhau. Ví dụ như người quản yêu cầu nhân viên đó hướng dẫn và chuyển thông tin quan trọng đó cho các nhân viên khác nhưng nhân viên đó không thực hiện không hiệu quả. Việc truyền đạt thông tin không chính xác cũng có thể dẫn đến công việc không đạt hiệu quả cao và từ đó các nhân viên có thể đổ lỗi cho nhau về kết quả đó.

Giải quyết mâu thuẫn bằng những cách hiệu quả sau đây

1. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Để hạn chế ngăn chặn những bất hòa, mẫu thuẫn giữa nhân viên với nhau thì kỹ năng giao tiếp là một trong những cách có thể giúp họ. Do đó các nhà quản lý cần chú trọng hơn về điều này, có thể tạo cơ hội cho các nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng giao tiếp, qua những kỹ năng mà họ học được họ có thể suy nghĩ một cách thấu đáo và biết kiềm chế cảm xúc trước khi nói. Làm được như vậy, sẽ hạn chế xảy ra mâu thuẩn trước khi xảy ra vấn đề, giảm bớt thời gian giải quyết mâu thuẫn và tăng năng suất lao động.

2. Đưa ra giải pháp phù hợp

Khi một vấn đề bất hòa đang
xảy ra bạn không thể càng giải thích đưa ra lý luận của mình. Vì khi trong hoàn cảnh đó sẽ không ai chịu lắng nghe. Trong trường hợp này, người quản lý chỉ có thể đưa ra nhiều giải pháp để nhân viên có thể lựa chọn. Từ đó thống nhất lại giải pháp phù hợp để cả hai bên đều hài lòng và tránh gây mâu thuẫn về lâu dài. Giải pháp tốt nhất là có thể giải quyết mâu thuẫn là nhân viên có thể tự đưa ra giải pháp phù hợp cho riêng mình. Điều này có nghĩa là họ một tự đưa ra cho mình một kế hoạch, kế hoạch đó phải được thống nhất cùng nhau. Kế hoạch do nhân viên tạo ra có thể sẽ hiệu quả hơn vì nó không giống như mệnh lệnh của cấp trên.

3. Lắng nghe từ hai phía và xử lý mâu thuẫn một cách công bằng

Là nhà quản lý, hãy xử một cách thông minh và khéo léo. Bạn không nên thiên vị, không nên đặt cảm xúc vào công việc để giải quyết vấn đề.  Bạn hãy lắng nghe cả hai bên một cách khách quan và xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Nếu để nhân viên thấy bạn thiên vị, nhân viên sẽ không phục và không tìm đến bạn để giải quyết các vấn đề trong tương lai.

4. Ghi nhận và tôn trọng quan điểm của nhân viên

Trong bất kỳ loại mối quan hệ nào hay trong công việc, người quản lý hãy thử đặt mình vào vị trí của nhân viên thì sẽ biết biết nhân viên của mình đang muốn gì và cần gì. Vì mỗi người là một cá thể riêng biệt với những suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau. Đừng cố gắng thay đổi cảm xúc hoặc quan điểm của họ điều đó rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Cho dù bạn có đưa ra đề xuất, những ý tưởng để thay thế nhưng điều đó có thể làm họ cảm thấy không được tôn trọng. Do đó, hãy tôn trọng và đánh giá cao sự cố gắng của nhân viên là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ nhân sự mạnh và cũng là cách để hạn chế xảy ra các mâu thuẫn khi phát sinh vấn đề giúp duy trì môi trường làm việc ổn định và lành mạnh hơn. Vừa rồi là một số cách để hạn chế những mâu thuẩn xảy ra giữa nhân viên với nhau mà Kiến thức đào tạo muốn gửi đến Bạn. Với vai trò là “một nhà quản lý” hy vọng bạn có thể áp dụng một cách hiệu quả vào công tác quản lý đội ngũ nhân viên của mình. Chúc bạn luôn thành công ! >>> xem thêm: 6 phong cách lãnh đạo nhân viên mang lại hiệu quả cao

nguồn: Kiến thức đào tạo