2 Yếu tố ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng

Lý do mua hàng của người tiêu dùng 

Trong Marketing, điều quan trọng nhất đó là bạn chỉ ra được cho khách hàng tiềm năng của mình những lý do để họ thay đổi nhận thức và quyết định lựa chọn mua hàng của mình. Khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ thường phụ thuộc vào hai lý do là để giải quyết vấn đề hay thỏa mãn nhu cầu của họ hoặc thậm chí cả 2 lý do. Các vấn đề cần giải quyết như sự cần thiết, nhóng chóng, sự sợ hãi, tốn thời gian, tốn kém tiền bạc, bất tiện,... Vấn đề càng lớn thì càng cấp bách và khả năng ra quyết định mua sản phẩm càng cao. Ví dụ như trong thời gian giãn cách xã hội mọi người chủ yếu làm việc tại nhà. Nếu như laptop cá nhân bạn bị hư hỏng, những nơi sữa chữa đều đóng cửa, bạn cũng không thể ra đường thoải mái đi mua tại các cửa hàng trong khi công việc rất cần phải sử dụng máy tính thì bạn phải làm sao ? Đa số những khách hàng rơi vào tình trạng này giống như bạn họ sẽ ưu tiên tìm kiếm và lựa chọn những công ty, cửa hàng bán laptop uy tín và giao đến tận nơi trong thời gian nhanh nhất. Lúc này khách hàng quyết định mua sản phẩm nhằm mục đích giải quyết vấn đề cấp thiết của họ. Thỏa mãn nhu cầu như thể hiện bản thân, thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần, muốn sở hữu, chạy theo trend, đầu tư tích lũy, thể hiện tình cảm,...

Ví dụ về lý do mua hàng của người tiêu dùng

Người Việt Nam chúng ta rất chuộng iPhone, mỗi năm iPhone mới ra mắt thì đều tìm cách mua bằng được chúng. Mới đây nhất là iphone 13, iphone 13 Pro và iphone 13 Pro Max vừa ra mắt đã được nhiều khách hàng đặt cọc mua trước thậm chí xếp hàng tại store để được sở hữu sớm nhất có thể. Giới trẻ ngày nay thường thích sử dụng iPhone một phần cũng để thể hiện lối sống sang chảnh của mình, thể hiện đẳng cấp vì thế họ có nhu cầu sở hữu và chạy theo trend. Những năm gần đây iPhone không đơn thuần là một chiếc smartphone nữa mà là một món đồ thời trang xa xỉ để thể hiện đẳng cấp của người sở hữu được nó.

Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng

[caption id="attachment_6586" align="alignnone" width="696"]Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng[/caption] Thời gian trong ngày, thời gian trong năm và lượng thời gian mà người tiêu dùng cảm
thấy muốn mua sắm ảnh hưởng đến những gì họ mua. Yếu tố thời gian ở đây chính là sự tác động của thời gian đến hành vi khách hàng, cụ thể như sau: Quỹ thời gian dành cho việc mua sắm của khách hàng nhiều hay ít, nếu khách hàng có ít thời gian dành cho việc mua sắm thì thường có khuynh hướng ít tìm kiếm thông tin hơn và mua sắm những nhãn hiệu quen thuộc hoặc lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến để đỡ mất thời gian. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã phát hiện ra đối tượng khách hàng là “khách hàng buổi sáng” hay "khách hàng buổi tối” có ảnh hưởng đến các nhu cầu mua sắm. Bạn đã bao giờ đi đến cửa hàng khi đói hoặc sau ngày trả lương khi bạn có tiền mặt trong túi chưa? Hay nhu cầu ăn uống vào các khung giờ cao điểm (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối). Vào những thời gian đó khách hàng có thể mua nhiều hơn những lúc khác.

Ví dụ yếu tố thời gian ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng

Cửa hàng Seven-Eleven Nhật Bản là một công ty cực kỳ phù hợp với thời gian và cách nó ảnh hưởng đến người mua. Tại các quầy thanh toán của hệ thống cửa hàng luôn theo dõi những mặt hàng nào đang bán chạy và khi nào, đồng thời các cửa hàng được bổ sung ngay những mặt hàng đó một cách nhánh chóng. Mục đích là đưa sản phẩm lên kệ và ở đúng cửa hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng. Seven-Eleven Nhật Bản cũng biết rằng, giống như người Mỹ, khách hàng của họ “bỏ đói thời gian”. Nắm được nhịp độ sống của người hiện đại thường có ít thời gian để mua sắm và chi trả khoản phí tiêu dùng mà Seven-Eleven có cả dịch vụ thanh toán hóa các loại hóa đơn sinh hoạt thậm chí photo văn bản,... Tất cả những yếu tố tiện ích nhằm đáp ứng cho những khách hàng thiếu thời gian đó đã giúp thương hiệu của hàng này hiện nay đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Những sản phẩm/dịch vụ được kinh doanh theo mùa, chẳng hạn vào những ngày lễ thì nhu cầu của khách hàng tăng lên đối với một số sản phẩm dịch vụ khá rõ. Ví dụ như vào mùa giáng sinh hằng năm thì những trang phục mùa đông giúp giữ ấm, vật dụng trang trí giáng sinh, quà tặng giáng sinh được khách hàng rất ưa chuộng. Đồng thời, trong khoảng thời gian này nhu cầu về các dịch vụ hóa trang ông già Noel và đến tặng quà cho người thân, bạn bè của khách hàng cũng tăng cao.

Tâm trạng ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng

[caption id="attachment_6585" align="aligncenter" width="696"]
class="size-full wp-image-6585" src="https://admin.kienthucdaotao.com/uploads/2021/11/Tâm-trạng-ảnh-hưởng-dến-lý-do-mua-hàng-của-người-tiêu-dùng.jpg" alt="Tâm trạng ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng" width="696" height="369" /> Tâm trạng ảnh hưởng đến lý do mua hàng của người tiêu dùng[/caption] Trong môi trường kinh doanh tự do và hiện đại thì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và quyền lực hơn, tâm lý khách hàng cũng biến đổi nhanh chóng. Do đó, hiện nay đa số các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang lấy khách hàng làm trọng tâm. Vì vậy, để kinh doanh hiệu quả hơn cần phải nắm bắt được tâm lý khách hàng. Một số doanh nghiệp có quan điểm rằng tạo ra sản phẩm rồi đầu tư mạnh cho truyền thông là sẽ có cơ hội thành công. Điều đó cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để thành công. Nếu không hiểu tâm lý khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra được một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả như mong muốn. Tâm trạng khi mua sắm là những nét đặc trưng của cá nhân, đó là những tâm trạng hay biểu hiện về mặt cảm xúc trạng thái nhất thời của khách hàng như vui vẻ, buồn, chán nản. Để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng khi có những tâm trạng khác nhau, các nhà tiếp thị thường cố gắng tác động đến họ bằng những chương trình tiếp thị để tạo lập một tâm trạng theo hướng tích cực nhất. Ví dụ: Việt Nam không phải là một nước ngoại lệ chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Trong giai đoạn này người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm,...) hơn, bởi nhu cầu ấy là tất yếu và cấp thiết hơn trong lúc này. Sức mua của người tiêu dùng giảm đi cùng với tài chính không đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoản dự trù phát sinh cho những điều không lường trước được. Điều này đồng nghĩa với việc những mặt hàng không thiết yếu khác họ sẽ ích có nhu cầu hơn. Đến khi một số thành phố thích ứng với trạng thái bình thường mới thì cũng là lúc các công ty sản xuất những sản phẩm không thiết yếu bắt đầu đẩy mạnh các chiến lược để thu hút khách hàng bằng những chiến dịch sale lớn thúc giục khách hàng mua với những cụm từ như: Sale sập sàn, một ngày duy nhất, đừng bỏ lỡ, ưu đãi có hiệu lực, ngày cuối, số lượng có hạn, nhanh chân lên,... Đồng thời đưa ra những lý do mua hàng của người tiêu dùng vì sao khách hàng nên mua sản phẩm/dịch vụ ngay.

Kiến thức đào tạo