Khó khăn và cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp 2022
Khó khăn và cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp 2022
Trong những cuộc đối thoại, để hai bên có thể hiểu được nhau đòi hỏi người nói phải biết cách truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, người lắng nghe cũng cần phải có những hành động phù hợp với nội dung mà người nói muốn truyền đạt tạo một thiện cảm nhất định với người nói. Thông qua việc giao tiếp, họ có thể đánh giá được con người cũng như cách làm việc đối với người lắng nghe. Vì vâỵ, bài viết dưới đây của Kiến Thức Đào Tạo sẽ tổng hợp lại cho bạn những thông tin và lưu ý cần thiết về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là những nguyên tắc giúp bạn cải thiện được kỹ năng lắng nghe. Hãy cũng Kiến Thức Đào Tạo tìm hiểu ngay nhé!!Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng mềm thiết đối với giao tiếp. Lắng nghe chính là quá trình tiếp nhận và diễn giải chính xác thông điệp trong quá trình giao tiếp. Kỹ năng lắng nghe là chìa khóa của tất cả các cuộc giao tiếp hiệu quả. Nếu bản thân bạn không có kỹ năng lắng nghe tốt, thì khi người nói truyền tải thông điệp bạn rất dễ bị hiểu nhầm. Đó cũng chính là lý do sẽ khiến buổi giao tiếp của bạn sẽ bị gián đoạn khiến cho người nói cảm thấy thất vọng, khó chịu khi người lắng nghe không chân thành trong buổi giao tiếp. Hiện nay, mọi người vẫn còn nhầm lẫn giữa Lắng nghe và Nghe, thì hiểu theo một cách đơn giản nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời phản hồi ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Nghe được coi là phản xạ tự nhiên của con người, nhưng kỹ năng lắng nghe cần phải được rèn luyện trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng trong công việc mà còn áp dụng vào thực tiễn đời sống hằng ngày của chúng ta thông qua: gia đinh, bạn bè, đồng nghiệp,..Vai trò của kỹ năng lắng nghe
[caption id="attachment_8694" align="alignnone" width="696"] Vai trò của kỹ năng lắng nghe[/caption]- Tạo được lòng tin
- Nâng cao được kiến thức và sự hiểu biết
- Xác định và giải quyết vấn đề
- Giúp tránh bỏ sót thông tin quan trọng
- Mở rộng và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp:
người khác chia sẻ, mọi người sẽ quan tâm đến việc giao tiếp với bạn một cách thường xuyên hơn. Điều này có thể mở ra nhiều cơ hội cộng tác với mọi người xung quanh, công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng hoặc bắt tay vào những dự án mới. Tất cả những yếu tố trên là bàn đạp giúp bạn tiến đến thành công một cách nhanh nhất.
Thay đổi thói quen rèn luyện kỹ năng lắng nghe
1. Thái độ
Lắng nghe tạo ra được sự liên kết cảm xúc giữa bạn và người nói. Từ đó, bạn có thể hình thành thiện cảm đối với đối phương. Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn chia sẻ, cảm thông đối với người khác, đồng thời có thể hiểu đối phương hơn.2. Cử chỉ - hành động
Lắng nghe cũng chính là biện pháp giúp bạn hạn chế cũng như là cách giải quyết xung đột hiệu quả. Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.3. Lời nói
Lắng nghe sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nhầm nâng cao kỹ năng tương tác giũa bạn và đối phương.8 nguyên tắc vàng giúp bạn có được kỹ năng lắng nghe
[caption id="attachment_8692" align="alignnone" width="696"] 8 nguyên tắc vàng của kỹ năng lắng nghe[/caption]#Tập trung vào cuộc giao tiếp
Giao tiếp chính là sự tương tác hai chiều, bạn sẽ không nắm được bất kì thông tin gì từ người truyền đạt nếu bạn mất đi sự tập trung. Đồng thời, việc bạn quan tâm với những thứ xung quanh không tập trung vào cuộc giao tiếp, sẽ khiến người nói cảm thấy khó chịu, thiếu đi sự tôn trọng và khó có lấy được thiện cảm từ họ. Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế tối đa những nguyên nhân gay ra sự xao nhãng.#Không được ngắt lời
Mọi người có thể chắc chắn khi một người ngắt lời người khác thì không thể nào có kỹ năng lắng nghe giỏi được. Bạn muốn kỹ năng lắng nghe của mình tốt, điều kiện cơ bản bạn phải cho đối phương có được không gian để nói. Không dừng lại ở đó, khi bị ngắt lời đối phương cảm thấy khó chịu, mất đi cảm xúc muốn chia sẻ ban đầu. Để hiểu rõ được vấn đề này bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận một cách rõ nhất. Có phải bạn cũng không thích những người hay ăn “cơm hớt” phải vậy không?#Tôn trọng đối phương
Một nguyên tắc mà chúng ta không thể bỏ qua đó trong kỹ năng lắng nghe đó chính là sự tộn trọng của bạn dành cho đối phương. Tôn trọng người nói, đặt bản thân mình vào vị trí của họ là việc tất yếu khi tương tác.#Thấu hiểu khi lắng nghe
Đơn giản đối phương sẽ không trình bày một cách cụ thể tất cả các nội dung có trong cuộc giao tiếp. Do đó, trong quá trình lắng nghe bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt. Chắc hẳn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu mình. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở giúp bạn đối đáp sao cho phù hợp, vừa ý người nghe. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho họ.#Vận dụng ngôn ngữ hình thể
Thông qua ngôn ngữ hình thể người nói có thể cảm nhận được thái độ của bạn có đang lắng nghe một cách chân thành hay không. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn với tâm trạng của người truyền đạt cũng như quyết định mức độ hiệu quả của cuộc giao tiếp. Do đó, bạn phải thể hiện được sự quan tâm của bản thân đối với thông tin mà người nói muốn chia sẻ thông qua ngôn ngữ cơ thể như: gật đầu, mỉm cười, duy trì ánh mắt,…#Không phán xét, áp đặt
Một nguyên tắc quan trọng để kỹ năng lắng nghe của bạn hiệu quả đó là cần có một tư tưởng cởi mở, mới mẻ mới có thể trở thành người lắng nghe giỏi. Đơn giản không ai muốn chia sẻ thậm chí là nói chuyện đối với một người bảo thủ, lấy tưtưởng của mình áp đặt lên suy nghĩ của người khác. Bạn nên hạn chế cái tôi của mình để có thể hiểu được người khác. Quan điểm của bạn chưa chắc là đúng, việc bạn tiếp nhận thông tin, ý kiến từ người khác sẽ giúo bạn ngày càng hoàn thiện hơn.
#Biết đặt cách câu hỏi
Đặt câu hỏi chính là cách bạn thể hiện cho đối phương biết rằng bạn đang rất tập trung theo dõi, thực sự lắng nghe và quan tâm vào cuộc trò chuyện này. Nhưng bạn hãy lưu ý khi đặt câu hỏi, câu hỏi nên pha lẫn giữa sự đồng tình và ngạc nhiên trong đó để đối phương cảm nhận được bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ. Ngoài ra, bạn đặt nhiều câu hỏi đúng sẽ khiến cho đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về vấn đề mà giữa người đang bàn bạc. Từ đó bạn có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích thông qua buổi giao tiếp đó. Biết cách đặt câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm đến người khác.#Đưa ra ý kiến của bản thân
Bạn muốn kỹ năng lắng nghe của mình ngày càng phát triển không có nghĩa là sẽ im lặng suốt cả trong buổi trò chuyện và nghe đối phương nói. Do đó, việc bạn đặt câu hỏi cũng kèm theo đó là những ý kiến cá nhân vào câu chuyện của họ. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và sẵn sàng mở lòng chia sẻ với bạn nhiều hơn. Việc mà bạn đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.Những sai lầm bạn hay mắc phải khi thực hành kỹ năng lắng nghe
[caption id="attachment_8693" align="alignnone" width="696"] sai lầm bạn hay mắc phải khi thực hành kỹ năng lắng nghe[/caption]1. Chú trọng vào việc trình bày ý kiến thay vì lắng nghe
Hầu hết trong mỗi chúng ta ai cũng muốn trình bày ý kiến và quan điểm của bản thân, đơn giản họ muốn trình bày những gì mình đang suy nghĩ thay vì việc lắng nghe. Tuy nhiên, khi bạn quan tâm quá mức vào việc trình bày ý kiến cá nhân của mình vô tinh sẽ gây ra cảm giác khó chịu giữa bạn và đối phương. Từ đó sẽ biến bạn thành người vô tâm và thiếu tính khách quan khi chỉ mãi quan tâm đến ý kiến của mình.2. Thiếu sự kiên nhẫn trong việc lắng nghe
Đôi khi những câu chuyện bạn đang lắng nghe không thú vị và nhàm chán, điều đó sẽ khiến bạn bị sao nhãng thiếu đi sự quan tâm đến câu chuyện mà đối phương muốn chia sẻ với bạn. Vì vậy bạn rất dễ đánh mất đi tình bạn, tình đồng nghiệp khi thiếu đi sự quan tâm và kiên nhân của mình.3. Không đặt mình vào vị trí của đối phương
Với việc bạn lắng nghe một cách thụ động và không có sự cảm thông khi đặt mình vào vị trí người nói sẽ dễ khiến bạn bị mất tập trung và thể hiện rằng bản thân không tôn trọng người nói. Vì bạn đã không có sự quan tâm nhất định đến câu chuyện khi đó bạn sẽ không biết người nói đã truyền đạt những gì và đâu là ý quan trọng, do đó cuộc đối thoại sẽ nhanh chóng kết thúc.4. Không có sự giao tiếp bằng ánh mắt
Khi ai đó đang trình bày hoặc chia sẻ một vấn đề nào đó với bạn, họ luôn luôn mong muốn người nghe sẽ phản hồi lại dù chỉ là ngôn ngữ hình thể. Do đó, nếu bạn chỉ nhìn chằm chằm vào đối phương mà không có sự giao tiếp với họ sẽ khiến họ khó chịu và cho rằng đang không tập trung. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ bài viết của Kiến Thức Đào Tạo nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!
Xem thêm: Kỹ năng đối thoại xây dựng mối quan hệ bền vững Sự Kiện Nổi Bật
Hướng dẫn kích hoạt tính năng ẩn của Windows 11 bằng ViVeTool
Copilot Microsoft Edge cho phép chọn nguồn thông tin để đưa ra câu trả lời
Cách sử dụng Voice Control trên iPhone để chụp hình, lướt mạng xã hội
Một số tính năng nâng cao bảo mật trên trình duyệt Microsoft Edge
Cách kiểm tra số lần sạc trên điện thoại Samsung (đã thử với One UI 6.1)
Chia sẻ nhanh cách chỉnh góc chiếu cao thấp đèn xe