• Trang chủ
  • Kiến thức
  • Quản lý nhân sự: Khái niệm - vai trò và 7 kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành

Quản lý nhân sự: Khái niệm - vai trò và 7 kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành

Quản lý nhân sự: Khái niệm - vai trò và 7 kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành

Nguồn nhân lực cơ bản nhưng cực kì quan trọng từ xưa đến nay chính là con người. Nhưng để phát triển được nguồn nhân lực đó một cách tối ưu nhất thì cần có những nhà quản trị. Vậy theo bạn quản trị nhân sự và ngành quản trị nhân sự ở đây có vai trò như thế nào đối với những doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu khái niệm đó thông qua bài viết dưới đây của KienThucDaoTao nhé!

Khái niệm về quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự còn được gọi bằng một tên khac đó là quản trị nguồn nhân lực (tiếng anh của nó là Human Resource Management). là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực con người trong một doanh nghiệp sao hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vì chính con người hay một nhân viên mới đẹp lại một giá trị thật sự cho doanh nghiệp và xã hội. Do đó đây là công việc rất quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ngành quản trị nhân sự là ngành chuyên đào tạo vế kiến thức, kỹ năng thực tiễn về việc quản trị con người. Quản trị nhân sự yêu cầu tiếp xúc, làm việc với mức độ thường xuyên với con người với những tính cách khác nhau của từng người. Vì vậy bạn nên học được kỹ năng hiểu được tâm lý cũng như hành vi của con người. Đồng thời bạn phải trang bị cho mình một kỹ năng quản lý tốt cũng như cần có được vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Nếu bạn đã xác định và hướng bản thân của mình đến ngành quản trị nhân sự, bạn sẽ được học đa dạng kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính,… cùng các môn học về luật Lao động, định mức tiền lương, an toàn lao động…

Vai trò của quản lý nhân sự đối với Doanh nghiệp

[caption id="attachment_8617" align="alignnone" width="696"]Vai trò của quản lý nhân sự Vai trò của quản lý nhân sự[/caption] Một doanh nghiệp muốn thành công thì điều đầu tiên doanh nghiệp đó phải sỡ hữu cho mình một đội ngũ nhân viên giỏi, nhạy bén, tài năng và công nghệ phát triển. Nhưng bạn đừng quên rằng vẫn có đó một vai trò cực kì quan trọng đó là người quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Đơn giản họ có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể nhìn nhận ra năng lực của từng nhân viên trong công ty. Từ sự nhìn nhận đó họ khai thác và phân bổ nguồn lực nhân sự sao cho cả bộ máy công ty được hoạt động với công suất cao nhất. Đồng thời, họ cũng là người đứng đầu trong các buổi tổ chức đào tạo, sinh hoạt, chương trình kết nối hình thành lên văn hóa của công ty. Qua hình thức đó nó giúp tinh thần cũng như thái độ làm việc của nhân viên ngày càng được nâng cao. Một vai trò cũng không kém phần quan trọng của nhà quản trị nhân sự đó chính là giải quyết được các vấn đề việc làm cho chính nhân viên doanh nghiệp và xã hội. Qua những yếu tố trên cho ta thấy được rằng, bộ phận quản trị nhân sự đóng một vai trò rất quan trọng mà không một doanh nghiệp hay công ty nào có thể bỏ qua nếu muốn phát triển bền vững và lâu dài.Nhiệm vụ chính đối với nhà quản lý nhân
sự
  • Tuyển dụng nhân sự: Đăng bài tuyển dụng nhân sự lên các trang diễn đàn, website tuyển dụng hoặc thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram,.. hoặc liên kết với các trường đại học - cao đẳng để tìm ra được những ứng viên tiềm năng. Sau đó tiến hành việc liên hệ, phỏng vấn, chọn ra những ứng viên xuất sắc, phù hợp với công việc và văn hóa công ty.
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Việc đào tạo và phát triển không chỉ áp dụng cho những nhân viên mới mà dành cho tất cả các nhân viên trong công ty, vì trong mỗi chúng ta ai cũng cần được trao đồi thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cũng như cập nhật về các nội quy mới. Do đó, người quản trị nhân sự có trách nhiệm tổ chức cho các buổi đào tạo này theo từng tháng hoặc từng quý cho tất cả các nhân viên trong công ty.
  • Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đây được coi là một trong những nhiệm vụ cực kì quan trọng của người quản trị nhân sự. Việc này yêu cầu nhà quản trị nhân sự sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để nhìn nhận ra năng lực của từng nhân viên để có thể sắp xếp họ phù hợp với công việc nhằm mục đích mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty.
  • Quản lý và đề ra các chính sách nhân sự: Để cả một bộ phận nhân lực hoạt động hiệu quả mà vẫn mang lại hiệu quả cao thực hiện đúng quy định Nhà nước yêu cầu công ty cần có chính sách cũng như một kế hoạch nhất quán. Người làm công việc quản trị nhân sự phải cùng với nhà quản lý công ty lập nên chính sách đó. Ngoài ra, họ cũng phải quản lý và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình triển khai.
  • Thực hiện quá trình giám sát và kiểm tra nhân sự: Khi đã có được chính sách nhân sự, nhiệm vụ tiếp theo của một nhà quản trị nhân sự đó chính là triển khai và theo dõi quá trình thực hiện của nhân viên, đảm bảo được rằng thực hiện theo đúng chính sách của công ty. Bên cạnh đó, họ còn tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân viên để có những đề xuất, góp ý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Chấm công tính lương cho nhân viên: Đây được coi là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lương thưởng. Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ đắt lực của máy chấm công nên việc theo dõi ngày công của đội ngũ lao động trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số công việc mà không thể áp dụng công nghệ vào được đó là việc giám sát nhân viên nghỉ phép, tính lương thưởng và phúc lợi một cách chính xác cần phải được tính toán bởi người làm trong nội bộ nhân sự.
  • Xây dựng và phát triển văn hóa của doanh nghiệp: Ở doanh nghiệp không chỉ có những hoạt động liên quan đến công việc mà còn nhiều chường trình gắn kết, sinh hoạt giữa nhân viên đồng thời để hình thành văn hóa của công ty. Đó là một công việc cũng rất quan trọng mà người quản trị nhân sự đảm nhận.

Kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành nhân sự

[caption id="attachment_8616" align="alignnone" width="696"]Kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành nhân sự Kỹ năng cần thiết dành cho người trong ngành nhân sự[/caption]

#1 Kỹ năng chuyên môn

Những kỹ năng chuyên môn đối với người làm việc trong
ngành quản trị nhân sự đó là kỹ năng quản trị, hoạch định chính sách về nhân sự, dự báo được nhu cầu của nhân sự, kèm theo đó kỹ năng nấm bắt được tâm lý, nắm bắt được thông tin nhanh, vốn hiểu biết rộng về các ngành và lĩnh vực khác.,.. Đó là một số kỹ năng mà bạn phải cần nắm và phát triển nếu muốn gắn bó với ngành nghề này lâu dài.

#2 Kỹ năng quản lý nhân sự

Đối với những công ty lớn thì số lương nhân sự rất đông, lên hàng trăm và có khỉ đạt cả mức ngàn người. Do đó, bạn phải cần trang bị cho mình các chiến lược nhân sự, kế hoạch phân bổ hợp lý, cũng như định hướng và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cũng phải biết tổ chức các chương trình sáng tạo nhằm khuyến khích nhân viên làm việc năng suất hơn.

#3 Kỹ năng giao tiếp

Ngành nhân sự này có điểm đặc biệt là đa số bạn phải làm việc và tiếp xúc với rất nhiều người, từ những ứng viên cho đến các nhân viên mới và nhân viên các phòng ban. Vì vậy, bạn cần có được kỹ năng giao tiếp tốt, nhạy bén, khéo léo và biết cách ứng xử, giải quyết các vấn đề. Điều đó sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt với mọi nhân viên, từ đó dễ dàng đưa ra những ý kiến và lời khuyên thích hợp, nhất là với các nhân viên mới.

#4 Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Đây được coi là kỹ năng quan trọng trong việc giải quyết những mẫu thuẫn nội bộ xảy ra trong công ty, cũng như thuyết phục được cấp trên khi bạn đề xuất các kế hoạch về nhân sự. Ngoài ra cũng giúp bạn mời được những ứng viên tài năng đến làm việc và đóng góp tại công ty mình.

#5 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình thực hiện công việc không thể nào tránh khỏi về các xung đột giữa nhân viên với nhau, hoặc giữa nhân viên và sếp liên quan đến các lương thưởng hay phúc lợi. Nếu bạn là một trong những nhân viên phòng nhân sự, bạn cần phải biết xử lý một cách phù hợp, đưa ra được biện pháp vẹn toàn và làm vui lòng cả hai bên nhất có thể.

#6 Khả năng lắng nghe, thấu hiểu

Đây là điều thiết yếu không chỉ để giải quyết các vấn đề trong nội bộ công ty mà còn áp dụng được trong lúc phỏng vấn ứng viên. Đơn giản vì bạn đang muốn hiểu về tính cách cũng như con người của ứng viên thông qua những chia sẻ của họ, từ những chia sẻ của họ bạn có thể đánh giá xem có phù hợp với vị trí công việc hay không. Ngoài ra, khả năng lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn rất nhiều cho công việc nhân sự

#7 Đọc vị người đối diện

Ngoài những lời nói thì hành vi cũng thể hiện tính cách của một con người, đó gọi là ngôn ngữ cơ thể. Người nhân sự cần khám phá và tìm hiểu ra những đặc điểm đó để đánh giá toàn diện hơn về ứng viên mình đang phỏng vấn, cũng như khi làm việc với đồng nghiệp và các sếp trong công ty. Điều này cũng giúp bạn hiểu những người làm việc chung với mình hơn để biết cách cư xử phù hợp với nhau trong công việc. Xem thêm: Nhân sự là gì? 5 Công việc cụ thể đối với một nhà nhân sự

Kiến Thức Đào Tạo