Các khoản nợ khó đòi và phương pháp thu hồi nợ

Các khoản nợ khó đòi và những nguyên nhân chính dẫn đến các khoản nợ

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến thường gặp dẫn đến việc có những khoản nợ như:

Các khoản nợ đối với cá nhân

  • Mức thu nhập thấp hơn khoản chi tiêu

Đây là nguyên nhân mà những ai chưa có kế hoạch trong chi tiêu hợp lý thường gặp phải nhất. Cho dù mức thu nhập bạn có tăng lên hoặc không thay đổi thì việc quản lý, sử dụng các khoản chi tiêu một cách hợp lý và linh hoạt với tình hình cuộc sống sinh hoạt thực tế của bạn cũng rất quan trọng đấy nhé. Nếu không bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất kiểm soát trong chi tiêu, thiếu thốn tài chính và nhanh chóng rơi vào các khoản nợ.
  • Quản lý chi tiêu kém làm tăng các khoản nợ

Dù cho bạn có tài giỏi và thu nhập cao như thế nào đi chăng nữa nhưng nếu như bạn không biết cách quản lý chi tiêu của mình thì chẳng những bạn không có khoản dư tiết kiệm mà những gì bạn có cũng sẽ nhanh chóng ra đi mà còn xuất hiện thêm các khoản nợ mới, nó khiến bạn phải chạy theo một vòng tròn luẩn quẩn giữa thu - chi - nợ..., các khoản nợ thì chồng chất thêm khó có thể trả hết trong thời gian ngắn được.
  • Thất nghiệp dẫn đến mất kiểm soát các khoản nợ

Khi mà bạn không có khoản thu nhập nhưng chi tiêu cho cuộc sống thì vẫn diễn ra mỗi ngày. Nếu như bạn không có khoản tiết kiệm riêng của bản thân thì việc rơi vào tình trạng thất nghiệp sẽ khiến bạn đau đầu và khó khăn hơn bởi những chi tiêu thiết yếu cho sinh hoạt như: ăn uống, đi lại, nhu yếu phẩm,... vẫn phải chi trả mỗi ngày. Nếu trong thời gian này bạn vẫn chưa tìm được công việc mới và tình trạng thất nghiệp kéo dài thêm thì ngoài việc giảm mức chi tiêu cá nhân bạn còn gặp phải vấn đề tâm lý như lo lắng, chán nản sa ngã vào cờ bạc, cá độ, để rồi từ đó hình thành nên những khoản nợ khồng lồ vượt quá khả năng chi trả dễ dẫn đến những hệ lụy không đáng có.
  • Bệnh tật

Steve Jobs: "Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh". Đây là một câu nói rất đắt giá mà ông đã nghiệm ra vào những ngày tháng cuối đời trên chiếc giường bệnh. Một câu nói thức tỉnh mỗi chúng ta cả cuộc đời làm việc chăm chỉ để kiếm tiền rồi cuối cùng dùng tiền đó để mua lại sức khỏe của mình và người thân. Bệnh tật là một rủi ro tiềm ẩn, nếu bệnh nhẹ tốn ít chi phí điều trị thì đó là may mắn. Nhưng nếu nó là một căn bệnh nguy hiểm, chi phí điều trị cao thì bạn phải làm sao? Lúc này tôi tin chắc bạn sẽ sử dụng hết số tiền bạn đã tiết kiệm, bệnh kéo dài thì sẽ cạn kiệt tài chính trong thời gian ngắn và thậm chí có thể mượn nợ hoặc vay thêm. [caption id="attachment_6052" align="aligncenter" width="696"]Các khoản nợ đối với doanh nghiệp, công ty. Các khoản nợ đối với doanh nghiệp, công ty.[/caption] >>> xem thêm bài viết:
title="Quy trình quản trị và thu hồi công nợ" href="https://kienthucdaotao.com/quy-trinh-quan-tri-va-thu-hoi-cong-no/" target="_blank" rel="noopener">Quy trình quản trị và thu hồi công nợ 

Các khoản nợ đối với doanh nghiệp, công ty.

  • Vấn đề tranh chấp hợp đồng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến khoản nợ khó đòi và quá hạn. Khi bên mua, bên vay mượn cho rằng bên bán hàng không đúng số lượng, chất lượng, thời gian thỏa thuận thì họ sẽ không trả tiền hoặc cố tình trả không đủ kéo dài thời gian thanh toán và trở thành khoản nợ khó đòi.
  • Bên vay mượn cố tình chiếm dụng vốn

Trong môi trường kinh doanh chúng ta rất dễ nhận thấy một số bên vay mượn mặc dù có khả năng tài chính tốt, có thể trả được nợ nhưng cố tình kéo dài khoản thời gian thanh toán, tìm cách trì hoãn thu hồi vốn nhằm mục đích bất chính. Bất chấp thiệt hại, tổn thất của bên cho vay mượn.
  • Bên mua, vay mượn gặp khó khăn về tài chính

Việc bên mua hay bên vay mượn gặp khó khăn về tài chính có thể xảy ra trước hoặc sau khi 2 bên ký hợp đồng. Nhưng trong quá trình kinh doanh họ gặp những vấn đề khó khăn như không bán được hàng, pháp lý,... dẫn đến khó khăn về tài chính không thanh toán đúng hẹn được.
  • Những trở ngại khách quan

Thường là những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn; hoặc bị phong tỏa tài sản bởi cơ quan nhà nước. Khi bên mua, bên vay mượn gặp phải các nguyên nhân này thường sẽ tạm thời không thể thanh toán nợ được. Khi đó bên cho mượn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp để thu được tiền và giữ được đối tác mua hàng. Bởi vì, đây là những nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến họ. [caption id="attachment_6053" align="aligncenter" width="696"]Kỹ năng đàm phán và thu hồi các khoản nợ khó đòi Kỹ năng đàm phán và thu hồi các khoản nợ khó đòi[/caption]

1. Kỹ năng đàm phán và phương pháp thu hồi các khoản nợ khó đòi

Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng trong hoạt động thu hồi nợ. Hiệu quả thu hồi nợ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người trực tiếp đi thu hồi nợ.
  • Công tác chuẩn bị trước khi bắt đầu thu hồi các khoản nợ khó đòi và tiến trình đàm phán.

Đây là việc đầu tiên mà nhân viên thu hồi nợ bắt buộc phải làm trước khi thu nợ. Bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi bắt đầu đi thu hồi nợ. Chuẩn bị những thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề nợ đó thật đầy đủ, nắm rõ những sự việc đã xảy ra (quá trình mua bán, trao đổi, vay mượn,..) theo trình tự như thế nào? Có những tranh chấp, phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện hay không? Những cá nhân phụ trách liên quan của cả 2 bên là ai?... Điều quan trọng nhất trong bước này là bạn phải đọc thật kỹ và nắm thật rõ những tài liệu liên quan đó. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tác phong, trang phục sạch
sẽ, gọn gàng, ăn nói lịch sự, nhã nhặn thể hiện sự tôn trọng bên vay nợ và phải nhớ cố gắng luôn duy trì hòa khí trong suốt buổi gặp mặt. Để tạo thiện cảm với họ, vì một khi họ đã có thiện cảm tốt với mình thì kết quả cuộc đàm phán sẽ khả quan và tốt hơn nhiều. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành lập kế hoạch đàm phán để thu hồi nợ bằng cách trả lời những câu hỏi như sau: Đàm phán với ai? Đơn vị nào? Thời gian và địa điểm ở đâu? Địa điểm hẹn bạn nên dự kiến thuận tiện cho cả 2 bên, ưu tiên cho bên vay mượn vì tâm lý chung của họ không tích cực hợp tác nên ta cần chủ động hẹn những nơi thuận tiện cho họ. Về thời gian chúng ta nên lựa chọn thời gian đám phán phù hợp cho bên nợ tiền, tốt nhất là trong giờ làm việc và nên gặp vào buổi sáng khoảng thời gian từ 8h00 - 10h00. Bởi vì lúc này tinh thần làm việc của mọi người rất thoải mái, chưa bị căng thẳng hay mệt mỏi vì công việc. Sau khi dự kiến xong chúng ta chủ động liên hệ với bên vay nợ để thống nhất thời gian và địa điểm gặp mặt. Trường hợp họ trốn tránh chưa đồng ý thì chúng ta có thể đến trực tiếp gặp họ.
  • Tiến trình đàm phán để thu hồi các khoản nợ khó đòi

Trong quá trình đàm phán bạn nên nhớ lúc nào cũng phải thể hiện sự thiện chí, hợp tác và đặc biệt giải pháp chi trả phải tạo điều kiện cho họ có thời gian để chi trả khoản nợ cho chúng ta nếu như họ gặp phải những nguyên nhân khách quan về tài chính. Bởi vì nếu như họ không có tiền, không có khả năng trả thì chúng ta có ép đến mức như thế nào thì họ cũng không có khả năng chi trả. Chưa tính đến việc nếu bạn lỡ ép quá mức họ có thể sẽ rơi vào bế tắc dẫn đến những hệ lụy khôn lường không đáng có. Trường hợp họ trốn tránh chưa đồng ý thì chúng ta có thể đến trực tiếp gặp họ. Nếu họ vẫn cố tình trốn tránh không gặp bạn thì bạn đừng nên tiếp tục tìm kiếm họ vì có thể họ đã không thể chi trả khoản nợ đó. Lúc này chỉ có thể xử lý bằng cách gửi thư đòi nợ, khởi kiện ra tòa án,... Sau khi kết thúc đàm phán thì chúng ta cần phải tạo lập văn bản ghi nhận về những nội dung đã thỏa thuận thống nhất ý kiến của các bên. Cùng ký tên và đóng dấu vào biên bản. Để khi họ không thực hiện như văn bản đã ký thì chúng ta có bằng chứng để tiếp tục giải quyết. Đồng thời, ta cần duy trì liên lạc để hối thúc, nhắc nhở họ thực hiện chi trả đúng như các nội dung đã thỏa thuận trong văn bản đã thống nhất.
  • Thương lượng và nguyên tắc đàm phán thu hồi nợ
  • Mô hình đàm phán thu hồi nợ
  • Xử lý bế tắc trong thu hồi nợ
xem thêm bài viết : Kỹ năng thu hồi công nợ trong hoạt động kinh doanh

Kiến thức đào tạo