Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết không phải ai cũng có

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết không phải ai cũng có

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc được xem là một trong những kỹ năng quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Nếu như bạn luôn luôn cảm thấy bản thân thất vọng khi làm sai một điều gi đó. Điều này chứng tỏ bạn đang thiếu đi kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Vậy các bạn hiểu như thế nào kiểm soát cảm xúc? Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm trên mời bạn đọc qua bài viết dưới đây của KienThucDaoTao nhé!!

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc được hiểu là bạn học cách kiểm soát được hành vi, thái độ của bản thân mình trong mọi tình huống cho dù tiêu cực đến mực độ nào đi chăng nữa. Hiều cách đơn giản, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là hành động đưa cảm xúc của bạn về trạng thái cân bằng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong một buổi trò chuyện, đàm phán đôi khi bạn sẽ thấy bản thân vô cùng nóng giận. Ngay lúc này kỹ năng soát cảm xúc cần hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc kiểm soát cảm xúc không phải ai cũng thực hiện được bởi vì nó chính là động lực giúp bạn tiền đến thành công một cách nhanh nhất. Vậy làm sao để có kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công việc của chúng ta. Đối với một cá nhân cụ thể, nếu bạn không kiểm soát được nó thì đó có thể là chìa khóa dẫn bạn đến thất bại trong tất cả các mối quan hệ xung quanh bạn. Song song đó là để lộ ra khoảng trống về thái độ sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu và mất đi cảm tình với bạn. Vì vậy, nếu bạn không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc rất khó để có được những cơ hội việc làm mới đến với bạn. [caption id="attachment_8758" align="alignnone" width="696"]người có kỹ năng kiếm soát cảm xúc người có kỹ năng kiếm soát cảm xúc[/caption]

Dấu hiệu nhận biết người có kỹ năng kiếm soát cảm xúc

Đối với những người có được kỹ năng kiểm soát cảm xúc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra họ thông qua một số đặc điểm biểu hiện nhất định như:

1. Nói ít làm nhiều

Đối với những người điềm tĩnh, họ hiểu được kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường là những người làm việc mang lại hiệu quả cao hơn. Họ sẽ chú tâm vào công việc với mục đích mang lại hiệu quả tối ưu nhất thay vì nói những lời không đâu vào đâu. Điều này rất có lợi trong môi trường công sở mang tính chất cạnh tranh một cách lanh mạnh.

2. Hướng đến một mục tiêu cuối cùng

Đây là dấu hiệu thứ hai để bạn có thể nhận ra một người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc đó là chỉ hướng đến mục tiêu lớn nhất. Đa số những người này thường không chú ý đến các điều nhỏ nhặt, khó có thể tạo rào cản ngăn họ tiến đến thành
công. Ngược lại đối với những người hay bị sao nhãng, bị các yếu tố bên ngoài tác động làm ảnh hưởng thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình và đó cũng là lí do sẽ khiện họ không đạt được nhiều thành tựu như kỳ vọng ban đầu đề ra.

3. Không nóng giận vô cớ

Nếu gặp phải một số vấn đề khó khăn trong công việc, cuộc sống những ai không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc lẽ tự nhiên họ sẽ to tiếng đối với những người xung quanh thậm chí sẽ có những hành động không đúng với tiêu chuẩn đạo đức. Những lời nói, hành động như vậy rất dễ hủy hoại đi uy tín, danh dự mà họ đã xây dựng từ bấy lâu nay. Nhưng đối với những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc họ sẽ bình tĩnh xem xét sự việc nó bắt đầu từ đâu nguyên nhân từ đâu xảy ra sau đó sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Ai có được kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường được đánh giá những người có tầm nhìn và có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân và gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống cũng như trong công việc sau này.

4. Liên tục kiểm điểm bản thân

Việc kiểm điểm bản thân của mình đó cũng là phương pháp để giúp bản thân ta nhìn nhận lại chính mình xem còn thiếu sót ở đâu, điểm mạnh phát huy còn điểm yếu cố gắng khắc phục nó cách tối đa nhất. Điều đó sẽ giúp cho bạn sau này rất nhiều như đưa ra những bài học,biện pháp sửa chữa tránh đi vào lối mòn do chính bản thân mình tạo ra nhằm tạo ra nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống sau này.

5. Luôn chủ động giữ liên lạc đối với các mối quan hệ

Việc chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ được xem như một trong những kỹ năng giao tiếp căn bản. Với những người biết làm chủ cảm xúc, họ luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ liên lạc với các mối quan hệ để gia tăng giá trị thành công cho chính bản thân mình. Vì vậy, những cuộc gặp gỡ tương tác lẫn nhau luôn được duy trì một cách thường xuyên.

6. Điều khiển cảm xúc bằng ngôn từ

Hiện tại, nếu bạn luôn than vãn về cuộc sống hiện tại của mình điều đó có nghĩa là bạn đang tạo nên một cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân của mình. Hãy dừng ngày việc than vãn lại thay vào đó hãy sử dụng những từ ngữ tích cực mang tính chất khích lệ tinh thần. Đó là cách điều khiển cảm xúc giúp bạn nhìn nhận cuộc sống bằng một cái nhìn tích cực hơn nhờ đó mà cảm xúc cuả bạn cũng sẽ trở nên tích cực hơn. [caption id="attachment_8757" align="alignnone" width="696"]rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc[/caption]

Bạn cần phải làm gì khi muốn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Cảm xúc thường là những yếu tố chúng ta không thể xác định được, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể áp
dụng được những kỹ năng kiểm soát cảm xúc để đưa được cảm xúc của chúng ta về trạng thái cân bằng.

Lắng nghe cơ thể của mình

Muốn phát triển kỹ năng kiếm soát cảm xúc không chỉ dừng ở việc lắng nghe mà bạn cần phải lắng nghe chính mình. Để có thể kiểm soát được tâm lý bản thân, điều đầu tiên bạn phải là người hiểu rõ nhất về thể chất cuả mình như thế nào. Chỉ khi bạn xác định và trả lời được những câu hỏi khác nhau liên quan đến trạng thái cảm xúc của mình thì việc mà bạn xác định được cảm xúc một cách tiêu cự hay tích cực cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngay lúc này, bạn có thể đưa ra được một quyết định một cách sáng suốt và tối ưu nhất.

Điều chỉnh hành động của cơ thể

Trạng thái tiêu cực thường đem lại cho mọi người sự lười biếng nhất định. Do đó, khi bản thân bạn rơi vào trạng thái cảm xúc này, bạn cần điều chỉnh một số hành động của mình để đưa trạng thái tâm lý về cần bằng như: + Hít thở sâu + Thả long cơ thể + Tìm không gian riêng + Thay đổi tư thế làm việc,.. Những điều này sẽ giúp bạn có thể nâng cao mức độ tập trung và nảy ra những ý tưởng mới cho mình.

Rèn luyện tư duy

Tất cả sự vật, hiện tượng trong cuộc sống dều diễn ra theo nguyên do của nó. Do đó, khi bạn luyện tập tư duy tích cực, sống có kế hoạch thì mọi hoạt động trong công việc cũng như trong cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Đừng nhìn quá kỹ đến điểm yếu của người khác thay vào đó hãy nhìn và tìm kiếm thêm nhiều điểm mạnh ở đối phương. Đừng nên tiêu cực khi nhìn vào sai lầm mà bản thân mình gây ra, hãy lấy nó làm động lực và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Kiểm soát cảm xúc bằng cách rèn luyện sự tự tin

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng, vì sao sự tự tin lại ảnh hưởng đến việc kiểm soát cảm xúc? Sự thật thì cảm xúc chính là một bản năng, nhưng việc ta kiểm soát nó lại là sự lựa chọn. Bạn dùng lý trí của bản thân mình để lựa chọn nên tức giận. buồn bã hay là vui vẻ,..Nếu bản thân bạn không đủ sự tự tin bạn sẽ hoài nghi về sự lựa chọn cuả mình Hiện nay, mọi người vẫn còn đang rơi vào cảm xúc tiêu cực vì thiếu đi sự tự tin vào chính bản thân của mình. Bạn cảm nhận mình thua kém mọi người xung quanh khiến bạn trở nên bi qua vào tất cả mọi thứ, nhiều lúc tức giận vô cớ, luôn sợ hại, không dám đối mặt với những khó khăn,..Do vậy lấy lại sự tự tin chính là yếu tố quan trọng giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Xem thêm: Điểm mạnh của bản thân và 3 điều kiện cần thiết

Kiến Thức Đào Tạo