5S là gì ? Điều kiện và các bước thực hiện 5S

Một doanh nghiệp mong muốn phát triển điều quan trọng là tạo được một môi trường làm việc hiệu quả chuyên nghiệp. Để có được một môi trường làm việc hiệu quả thì việc đâu tiền cần làm là phải cải tiến và 5S là một trong những phương pháp đã được người Nhật áp dụng và thành công trong việc tạo ra môi trường làm việc xanh, sạch, gọn gàn nâng cao được khả năng làm việc của nhân viên. Vậy 5s là gì chúng ta cùng

5S là gì ?

  • SEIRI: Sàng lọc loại bỏ nhưng vật dụng, vật liệu, dụng cụng không cần thiết tại khu vực làm việc
  • SEITON: Sắp xếp mọi thứ trật tư, ngăn nắp, mỹ quan,  an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng
  • SEISO: Dọn dẹp  khu vực làm việc sạch sẽ ( máy tính, nền nhà, tủ đồ vật dụng ….)
  • SEIKETSU: Duy trì việc thực hiện SEIRI, SEITON và SEISO
  • SHITSUKE: Tạo thói quen, nề nếp, tự giác thực hiện theo qui định đã đề ra.
=> SEIRI (S1) & SEITON (S2) LÀ HAI BƯỚC CỰC KỲ QUAN TRỌNG KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 5S

TẠI SAO NHIỀU TỔ CHỨC ÁP DỤNG 5S ?

  • Có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp từ sản xuất, kinh doanh cho đến dịch vụ.
  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Mức đầu tư hiệu quả với chi phí hợp lý
  • Mọi người đều thích có nơi làm việc an toàn, sạch sẽ, ngăn nắp và thoải mái
  • Tạo thêm không gian trống
  • Tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm đồ dùng vật liệu
  • Giảm khoảng cách di chuyển
  • Cải thiện các yếu tố P, Q, C, D, S, M
  • Tăng doanh thu giảm chi phí
  • Khách hàng đánh giá cao sự uy tín và có niềm tin vào doanh nghiệp
  • Tạo môi trường làm việc tốt giúp nhân viên thích thú với nơi làm của mình việc hơn
[caption id="attachment_3038" align="alignnone" width="700"]TẠI</div><div class=
SAO NHIỀU TỔ CHỨC ÁP DỤNG 5S ?" width="700" height="370" /> TẠI SAO NHIỀU TỔ CHỨC ÁP DỤNG 5S ?[/caption]

5s & THỜI GIAN TÌM KIẾM

Trung bình doanh nghiệp mất thời gian bao lâu cho việc tìm kiếm trong một năm? CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG 5S THÀNH CÔNG
  • Phải nhân được sự nhất thống từ tất cả các cấp đặc biệt là đội ngũ quản lý
  • Không ai đóng vai trò quan sát viên
  • Quản lý phải là người làm gương, tiên phong trong việc thực hiện
  • Sự cam kết và hỗ trợ liên tục từ các cấp lãnh đạo
  • Bắt đầu bằng việc giáo dục và đào tạo
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG 5S
  1. Tăng năng suất (Productivity)
  •  Giảm thiểu thời gian tìm kiếm nguyên liệu, dụng cụ, đồ gá
2. Ổn định chất lượng (Quality)
  •  Giảm thiểu thao tác sai lỗi
  •  Làm giảm việc chất lượng nguyên liệu bị giảm do tồn khó quá lâu
3. Chi phí sản xuất hợp lý (Cost)
  •  Chi phí sẽ giảm do làm tốt công tác quản lý hàng tồn
  •  Giảm chi phí mua nguyên liệu chưa cần dùng
  1. Giao hàng đúng hạn (Delivery)
  • Quản lý tốt nguyên vật liệu, chưa thàng phẩm và thành phẩm
  1. Môi trường làm việc an toàn (Safety)
  2. Nâng cao tinh thần nhân viên (Moral)

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 5S

Seri (SÀNG LỌC) LÀ GÌ? Sàng lọc là qua trình thực hiện loại bỏ những thứ không cần thiết NHỮNG ĐIỂM CHÍNH KHI THỰC HIỆN S1:
  1. Tách riêng những thứ cần thiết và không cần thiết (tiêu chuẩn loại bỏ).
  2. Chỉ giữ lại những thứ cần thiết trong hiện tại.
  3. Những thứ không cần thiết (là những thứ không được sử dụng trong việc vận hành hiện tại) phải được dời đi để tối ưu hóa không gian.
  4. Sàng lọc không phải là để sắp xếp chất hàng lại
NHỮNG VIỆC CẦN
CHUẨN BỊ khi làm S1 1.Vẽ sơ đồ̀ khu vực thực hiện 5S
  • Cấp 1
  • Cấp 2
  • Cấp 3
  1. Thành lập nhóm 5S tại từng phòng ban, nhà xưởng
  2. Huấn luyện nhận thức về 5S
  3. Chọn góc 5S + Xây dựng bản tin 5S
  4. Xây dựng và ban hành tiêu chí sàng lọc:
Vật cần giữ lại? Số lượng giữ lại?
  1. Xác định khu vực tạm thời cho các vật dụng được dán thẻ đỏ
  2. Thực hiện khảo sát hiện trạng và tiến hành dán thẻ đỏ những vật dụng không có nhu cầu sử dụng
  3. Tiến hành di dời các vật được dán thẻ đỏ đến nơi tập kết tạm thời
Đừng quên chụp hình trước và sau khi thực hiện S1 S2 (SẮP XẾP) LÀ GÌ? Sắp xếp có nghĩa là mọi thứ phải được gọn gàng, dễ dàng tìm kiếm khi cần sử dụng Ví dụ về sắp xếp khay đựng dụng cụ Các dụng cụ được đặt trên khay vừa với hình dạng của chúng, phù hợp với 3 nguyên tắc quản lý 3 Tei (đúng vị trí, đúng vật, đúng số lượng) và ai cũng có thể dễ dàng nhận ra vị trí để trả lại dụng cụ. CÁCH THỨC PHÂN LOẠI VÀ BỐ TRÍ VẬT DỤNG CẦN THIẾT
  1. Các vật dụng thường được sử dung nhất (ngày, tuần)
  • Bố trí gần nơi có nhu cầu sử dụng
  1. Các vật dụng không thường sử dụng (hàng tháng)
  • Bố trí ở xa
  1. Các vật dụng không cần sử dụng nhất (hàng năm)
  • Bố trí tại kho với nhãn mác nhận dạng, số lượng, thời gian lưu và tên người quản lý để dễ dàng kiểm soát.
  • Lưu ý nguyên tắc 3 Tei (Vị trí, Chủng loại, Số lượng)
>>>> Xem thêm: Nhóm năng lực của nhà quản lý

Kiến thức đào tạo