6 phong cách lãnh đạo nhân viên mang lại hiệu quả cao

Phong cách lãnh đạo một trong những yếu tố quan trọng của người làm lãnh đạo

Mỗi người đều có mỗi tính cách khác nhau, không ai là giống ai. Có người thì sống rất tình cảm nhưng có người lại rất lý trí. Tuy nhiên, nếu đứng vai trò là một nhà quản lý phải điều hành cả một công ty thì bạn không thể để tình cảm lấn áp lý trí và cũng không nên để lý trí chi phối quá nhiều.

Trong công việc cũng vậy bạn cần phải biết dung hòa – hòa hợp giữa một trái tim nóng và một cái đầu lạnh có như vậy bạn mới có thể thể hiện được phong cách lãnh đạo dẫn dắt đội ngủ của mình đến những thành công nhất định. Hãy cùng Kiến thức đào tạo tìm hiểu 6 phong cách lãnh đạo nhân viên mang lại hiệu quả cao là như thế nào để giúp bộ máy công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất bạn nhé.

1. Phong cách lãnh đạo theo hướng thảo luận, trao đổi ý kiến 

Phong cách lãnh đạo theo hướng thảo luận, trao đổi ý kiến
Phong cách lãnh đạo theo hướng thảo luận, trao đổi ý kiến

Đối với các vấn đề mang tầm chiến lược liên quan đến phương hướng phát triển của công ty, người lãnh đạo cần bàn bạc, trao đổi thông qua những cuộc họp, đàm phán giữa các bộ phận quản lý cấp cao.

Khi đã thống nhất các vấn đề, thì tất cả các thông báo nội bộ nên được truyền xuống cho các nhân viên trong công ty để nắm bắt tình hình về sự thay đổi và có những định hướng trong tương lai. Tất cả mọi công văn, thông báo, quyết định cần phải rõ ràng, minh bạch và chính xác. Còn đối với các vấn đề mang tính nhạy cảm liên đến cá nhân của một cá thể trong công ty gây ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc thì nên có cuộc họp kín với nhân viên đó hơn là cuộc họp công khai.

Trong trường hợp, vấn đề cá nhân của nhân viên đó vượt ngoài tầm kiểm soát và quyết định của người quản lý thì cần phải hỏi ý kiến của nhiều cộng sự khác xem là có tán đồng ý kiến đó hay không trước khi ra quyết định. Nếu người quản lý tự ý quyết thì dễ dẫn đến việc các nhân viên khác hiểu lầm là sếp để tình cảm cá nhân không công tư phân minh mà thiên vị.

2. Lắng nghe nhân viên trước khi đưa ra nhận định

Đừng vội phán xét mà hãy lắng nghe nhân viên của mình nói trước khi đưa ra nhận định là điều rất quan trọng mà người quản lý cần có để hiểu nhân viên mình hơn.

Khi đứng trước một vấn đề quan trọng, cần đưa ra nhiều lựa chọn, nhiều giải pháp khác nhau để cùng nhau thảo luận từ đó hãy quyết định và đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Với phân luồng ý kiến khác nhau, người lãnh đạo cần phải sáng suốt tránh cái nhìn phiến diện mà cần phải nhận diện vấn đề theo hướng đa chiều cả mặt ưu và khuyết, phân chia tư tưởng theo từng nhóm để có thể đưa ra lời lý giải chính xác và thỏa đáng nhất nhằm thuyết phục người nghe đồng tình.

Thay vì cố chấp và cho rằng ý kiến của mình là đúng thì việc lắng nghe trước khi nói giúp người quản lý có thể hiểu được suy nghĩ, quan điểm nhân viên từ đó tạo mối quan hệ gần gủi, kết nối với nhân viên và thấu hiểu nhân viên mình hơn giúp phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế.

3. Suy nghĩ thấu đáo cẩn trọng trước khi giải quyết vấn đề 

Suy nghĩ thấu đáo cẩn trọng trước khi giải quyết vấn đề 
Suy nghĩ thấu đáo cẩn trọng trước khi giải quyết vấn đề

Cấp trên giải quyết vấn đề nên tuân thủ theo quy tắc chung nhưng phải dựa trên sự suy xét và người cấp trên nên suy xét nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo trong tâm thế kiên nhẫn, bình tĩnh và tôn trọng cấp dưới.

Là một người lãnh đạo nên kiên nhẫn lắng nghe nhân viên giải trình và hãy đặt mình vào vị trí nhân viên thì mới hiểu được suy nghĩ mà họ đang phải đối diện. Đồng thời bình tĩnh đưa ra nhận định của mình và giải thích cho nhân viên hiểu, cả 2 cùng trao đổi dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Một khi hai bên đã hiểu được suy nghĩ của nhau thì dễ dàng tạo nên sự cảm thông và điều tiết lại hành động hướng về nhau nhiều hơn, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đang mắc phải.

Người lãnh đạo cần đưa ra những quy tắc cụ thể để mọi người tuân thủ, tránh sự bất đồng gây nên tình trạng mất trật tự trong công ty. Tuy nhiên, mức độ – chất lượng công việc còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong của nhân viên vì vậy người quản lý cần có cách nhìn sâu rộng, đa chiều, suy xét cẩn trọng để đưa ra quyết định đúng đắn. Xử lý – giải quyết vấn đề nảy sinh trong công việc tinh tế, khéo léo dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung là điều mà những nhà quản lý cần để ý và áp dụng.

5. Công bằng – Chính trực trong mọi vấn đề

Trong mọi vấn đề, mọi tình huống điều quan trọng nhất là người quản lý phải thật sự công bằng và thể hiện mình là con người chính trực và đáng tin cậy. Một trong những biểu hiện của cách ứng xử công bằng là có khen thì phải có chê, có thưởng thì phải có phạt, khen đúng chỗ và chê đúng lúc, nhằm tạo nên văn hóa công ty tốt – môi trường làm việc năng động – khích lệ tinh thần nhân viên cùng nhau phấn đấu

Đồng thời, ứng xử công bằng cũng là cách để nhân viên “tâm phục khẩu phục”, loại bỏ đi những lời bàn tán nói xấu sau lưng nhân viên này với nhân viên kia, những ý kiến trái chiều gây mẫu thuẫn lục đục trong nội bộ là nguyên nhân dẫn đến công việc bị đình trệ, giảm năng suất và chất lượng không hiệu quả

5. Mở lời nhờ sự hổ trợ giúp đỡ thay vì ra lệnh

Mở lời nhờ sự hổ trợ giúp đỡ thay vì ra lệnh
Mở lời nhờ sự hổ trợ giúp đỡ thay vì ra lệnh

Áp dụng nghệ thuật “nhờ hỗ trợ” là phương pháp mà các nhà lãnh đạo nên lựa chọn. Đây là phương pháp giúp nhân viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc và vừa tạo không khí thoải mái, căng thẳng trong mối quan hệ giữa 2 bên. Trong công việc, cả người quản lý và nhân viên đều phải chịu áp lực nặng nề khiến họ dễ dàng rơi vào tình trạng “căng thẳng”. Do đó thay vì ra lệnh mà hãy dùng lời lẽ nhỏ nhẹ nhờ “hỗ trợ” sẽ là cách ứng xử thông minh giữa quản lý và nhân viên để kết quả công việc được hoàn thành tốt

Thực tế rằng ngày nay nhiều trường hợp, nhân viên đã quyết định rời bỏ sếp chứ không phải là rời bỏ công việc của mình chỉ vì cách quản lý thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến người lãnh đạo phải đối diện với tình trạng nhân viên “thôi việc” và tìm kiếm môi trường khác làm việc tốt hơn. Qua bài viết 6 phong cách lãnh đạo nhân viên mang lại hiệu quả cao hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khách quan với góc độ là “người lãnh đạo” thì cần phải ứng xử như thế nào cho phù hợp để giữ chân nhân viên của mình. Chúc các bạn luôn thành công!

>>> xem thêm: 7 cách mà người quản lý giỏi nên có để truyền cảm hứng cho nhân viên

Kiến thức đào tạo