Công việc qa và qc sẽ làm gì trong doanh nghiệp ?

Công việc qa và qc sẽ làm gì trong doanh nghiệp

Công việc QA và QC là gì ?

Công việc QA và QC trong những năm gần đây, ngoài những công ty sản xuất của các cá nhân, tổ chức trong nước đã và đang được thành lập thì các công ty sản xuất từ nhiều quốc gia cũng đang di dời và thành lập tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hình thành và phát triển.

Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự về quản lý chất lượng cũng tăng theo. Đây là cơ hội việc làm rất tốt cho nguồn lao động có chuyên môn trong lĩnh vực này. Sau đây Kiến Thức Đào Tạo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên quản lý chất lượng trong Doanh nghiệp hiện nay.

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay thì việc quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất hay dịch vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc đảm bảo chất lượng sản xuất, các công ty còn phải luôn cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Để có thể đảm bảo đúng và tốt những yêu cầu như trên thì chính những nhân viên quản lý chất lượng – là người trực tiếp theo sát trong suốt quá trình thực hiện sản xuất. Chính vì vậy, việc tuyển dụng cho mình một đội ngũ những nhân viên có chuyên môn trong công việc quản lý chất lượng là điều thiết yếu cần có đối với mỗi doanh nghiệp.

QA là gì ? QA là viết tắt của Quality Assurance.

QA là nhân viên quản lý chất lượng chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện kiểm tra chất lượng của các công đoạn trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc đưa ra quy trình làm việc giữa các bên liên quan trong sản xuất sản phẩm. Đây là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay.

CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA NHÂN VIÊN QA
CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA NHÂN VIÊN QA

CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA NHÂN VIÊN QA

Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án sản xuất. Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (tiêu chuẩn ASME, tiêu chuẩn ISO,…) cho doanh nghiệp, quy trình hướng dẫn công việc.

Đưa ra những thông tin cần thiết, tài liệu, biểu mẫu để quản lý chất lượng, hướng dẫn thực hiện làm nền tảng cho quá trình triển khai thực hiện và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận khi tham gia thực hiện sản xuất sản phẩm.

Lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn áp dụng, thường xuyên kiểm tra giám sát các công đoạn của quá trình sản phẩm.

Nhắc nhở các bộ phận việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra, kịp thời điều chỉnh và thay đổi quy trình sao cho phù hợp với thực tế xảy ra trong quá trình sản xuất mà các bộ phận đang thực hiện.

Hoàn thành và lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra. Lập báo cáo các vấn đề xảy ra không phù hợp, báo cáo điều chỉnh và khắc phục các vấn đề đó cho cấp trên kịp thời và hiệu quả nhất.

Phối hợp cùng với QC triển khai – giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, cập nhật các tiêu chuẩn mới và làm mới hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với xu hướng của thị trường kinh doanh.

Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hằng năm.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên phân công theo đúng chuyên môn và nghiệp vụ của nhân viên QA.

QC là gì ? QC là viết tắt của Quality Control.

Là nhân viên kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn như chất lượng theo yêu cầu.

qc là gì
qc là gì

Nhân viên QC làm công việc gì?

Kiểm soát và thống kê số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu đầu vào trước khi tiến hành sản xuất.

Giám sát quy trình sản xuất như: kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng công đoạn sản xuất, phân loại sản phẩm lỗi, xử lý sự cố phát sinh, làm việc cùng các phòng ban liên quan để cùng xử lý sự cố, báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện,…

Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho.

Những công việc bao quát khác như: đảm bảo sản phẩm tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, theo dõi nguyên liệu đầu vào tránh việc sản xuất hao hụt nguyên vật liệu, lập biên bản cá nhân vi phạm ảnh hưởng đến sản xuất, đề xuất với cấp trên những biện pháp hay cách thức nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp

QA và QC khác nhau như thế nào
QA và QC khác nhau như thế nào

QA và QC khác nhau như thế nào ?

Hiện nay còn nhiều người nhầm lẫn về công việc QA và QC do chưa hiểu rõ bản chất công việc của 2 vị trí này.

Chúng ta có thể dựa vào khái niệm của 2 vị trí này như đã phân tích bên trên. Mặc dù là 2 khái niệm khác nhau nhưng lại có liên quan mật thiết với nhau.

Tính chất công việc của 2 vị trí này đều là quản lý chất lượng, tuy nhiên nhân viên QA chịu trách nhiệm bao quát tổng thể toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, liên quan đến các phòng ban trong tổ chức.

Còn nhân viên QC thì trực tiếp kiểm tra chất lượng và hoàn thiện sản phẩm hay các công đoạn trong sản xuất.

Những khó khăn mà nhân viên QA và QC thường gặp

Trong một doanh nghiệp sản xuất thì vị trí nhân viên QA hay QC đều cũng sẽ gặp những khó khăn riêng nhất định.

khó khăn của nhân viên QA và QC
khó khăn của nhân viên QA và QC

KHÓ KHĂN CỦA NHÂN VIÊN QA

Đối với vị trí nhân viên QA trong doanh nghiệp, người nhân viên quản lý chất lượng sẽ gặp phải những khó khăn như:

Vì chịu trách nhiệm bao quát tổng thể toàn bộ hoạt động sản xuất nên kiến thức mà QA cần có không chỉ là kiến thức chuyên môn mà cần có cả kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế. Nếu trong quá trình quản lý mà họ bị hạn chế kiến thức về vấn đề nào đó thì họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình giải quyết công việc của mình.

Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh vấn đề cần điều chỉnh phương thức hoạt động cũ hoặc thay đổi để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thay đổi cả một hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đem đến nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện của nhân viên QA.

Đặc thù công việc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp nên đòi hỏi nhân viên QA không được phép mắc sai lầm. Điều này tạo nên áp lực lớn trong quá trình làm việc. Những người không chịu được áp lực cao sẽ dễ bị Stress và ảnh hưởng đến công việc rất nhiều.

KHÓ KHĂN CỦA NHÂN VIÊN QC

Vị trí nhân viên QC hiện nay chủ yếu tự học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau vì thực tế chưa có một chuyên ngành chính thức nào đào tạo cho công việc này.

Khái niệm về công việc của một nhân viên QC còn khá mơ hồ. Nhiều người vẫn nghĩ rằng công việc chủ yếu kiểm tra lại chất lượng sản phẩm theo những quy định của khách hàng là đủ. Tuy nhiên, thực tế công việc kiểm tra chất lượng phải đảm bảo đủ nhiều yếu tố hơn nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp nhỏ, công việc chính của QC chủ yếu kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu của khách hàng. Vấn đề hạn chế này nhân viên QC khó có thể học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên môn sâu hơn để phát triển bản thân trong công việc quản lý của mình.

Công việc QA và QC là 2 vị trí nghề nghiệp có liên quan nhưng tính chất công việc hoàn toàn tách biệt. Để trở thành những nhân viên QA và QC chuyên nghiệp bên cạnh việc tích lũy những kinh nghiệm học hỏi được trong quá trình làm việc thì phải cập nhật thêm những kiến thức chuyên môn. Cũng như những thông tin hữu ích từ các chuyên gia đi trước có nhiều năm kinh nghiệm cũng là cách để bạn có thể nâng cao trình độ chuyên môn, xử lý công việc một cách linh hoạt, trơn tru và đạt hiệu quả như mong muốn.

>>> xem thêm: Xây Dựng Chuẩn Công Việc Leader Standard Work & Working Menus (LSW)

Kiến thức đào tạo

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *